12 Ngăn trở trong hôn nhân Công giáo

Nguyen Tai, Thứ tư, 31/07/2024 - 10:06
Như chúng ta đã biết, một trong những đặc tính của hôn nhân Kito giáo là bất khả phân ly, nghĩa là khi bí tích được cử hành thành sự và hai người đã hoàn hợp thì hôn nhân đó tồn tại mãi cho đến khi một trong hai người qua đời. Do đó, ngoại […]

Như chúng ta đã biết, một trong những đặc tính của hôn nhân Kito giáo là bất khả phân ly, nghĩa là khi bí tích được cử hành thành sự và hai người đã hoàn hợp thì hôn nhân đó tồn tại mãi cho đến khi một trong hai người qua đời. Do đó, ngoại trừ hai đặc ân Phaolô và đặc ân Phêrô là hai đặc ân được ban vì lợi ích đức tin của tín hữu, thì không gì có thể giải gỡ được hôn nhân đã thành sự giữa hai người, dù người đó có được rửa tội hay không. Trong thực tế, ta thấy có rất nhiều hôn nhân bị tiêu trừ, đó không phải vì Giáo Hội cho phép xoá bỏ hôn nhân nhưng là vì bản thân hôn nhân đó ngay từ ban đầu đã không thành sự vì mắc phải những ngăn trở hoặc không đáp ứng được những điều kiện cần và đủ để kết hôn. Ngăn trở tiêu hôn làm cho người ta không có năng cách để kết hôn thành sự (x. Điều 1073), có nghĩa là, những người nào mắc phải những trường hợp này thì không thể làm nên một hôn nhân thành sự.

Vậy 12 ngăn trở trong hôn nhân Công giáo là gì? Hãy cùng Luật sư tìm hiểu nhé!

Ngăn trở trong hôn nhân Công giáo là gì?

Ngăn trở hôn phối là tình trạng hay hoàn cảnh làm cho cuộc hôn phối không thành sự hoặc bất hợp pháp. Để có thể kết hôn thành sự, cả hai phải trong tình trạng tự do, không bị ngăn trở nào theo luật tự nhiên hoặc luật Hội Thánh. Những ngăn trở thuộc luật tự nhiên dựa trên hôn nhân như một định chế tự nhiên, chúng chi phối mọi người. Những ngăn trở thuộc luật Hội Thánh dựa trên bản chất bí tích của hôn nhân, cũng như trên mối liên hệ của hôn nhân với cộng đồng tín hữu, chỉ chi phối người Công giáo mà thôi.

12 ngăn trở trong hôn nhân Công giáo

Ngăn trở do chưa đủ tuổi để kết hôn

Để kết hôn thành sự, nam phải đủ 16 tuổi, nữ phải đủ 14 tuổi (GL 1083 §1). Tuy nhiên, Hội Đồng Giám mục của mỗi quốc gia có quyền quy định tuổi cao hơn để kết hôn hợp pháp (GL 1083 §2; xem thêm GL 1071 §1, 20 và 60; 1072). Tại Việt Nam, nam phải từ 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên, theo như Luật Hôn nhân và Gia đình điều 9.

 Ngăn trở do bất lực

Một trong hai người trước khi kết hôn đã mắc chứng bất lực, không thể chữa trị được (GL 1084 §1). Bất lực khác với vô sinh. Bất lực là không thể giao hợp. Còn vô sinh là không thể có con. Việc vô sinh không phải là một ngăn trở hôn phối (x. GL 1084 §3). 

Ngăn trở do đã kết hôn

Một trong hai người còn bị ràng buộc bởi dây Hôn phối trước (GL 1085 §1).  Ngăn trở này chỉ chấm dứt khi:

  • Người phối ngẫu chết (Gl 1141). 
  • Hôn nhân thành sự nhưng chưa hoàn hợp, được Đức Giáo Hoàng đoạn tiêu vì lý do chính đáng (GL 1142).
  • Hôn nhân giữa hai người chưa rửa tội được đoạn tiêu do đặc ân Phaolô nhằm bảo vệ đức tin của bên lãnh nhận phép Rửa tội, do chính sự kiện là bên được rửa tội lập hôn nhân mới, và bên không được rửa tội muốn phân ly (GL 1143).

Ngăn trở do khác biệt tôn giáo 

Một bên Công giáo, còn một bên không Công giáo. (GL 1086; 1124-1125) 

Ngăn trở do chức thánh

Những người đã chịu chức thánh không thể kết hôn thành sự (GL 1087). Những người có chức thánh gồm: giám mục, linh mục và phó tế. 

Ngăn trở do khấn dòng

Những người chính thức thuộc về một dòng tu bằng lời khấn công khai sẽ vĩnh viễn sống khiết tịnh (hay còn gọi là khấn trọn đời, vĩnh khấn) không thể kết hôn thành sự. ( GL 1088)

 Ngăn trở do bắt cóc

Hôn nhân bất thành đối với trường hợp bắt cóc người nữ để lấy cô ta. (GL 1089) 

Ngăn trở do tội mưu sát phối ngẫu 

  • Giết vợ hay giết chồng mình (kể cả âm mưu hoặc đồng loã) để lấy người khác.
  • Giết vợ hay giết chồng của người phối ngẫu (kể cả âm mưu hoặc đồng loã) để lấy họ. ( GL 1090)

 Ngăn trở do họ máu (huyết tộc)

  • Theo hàng dọc: hôn nhân bất thành giữa mọi người trong họ máu hàng dọc. (GL 1091,1; x. Luật HN và GĐ điều 10 §3)
  • Theo hàng ngang: hôn nhân bất thành cho tới hết 4 bậc. (GL 1091 § 2) 

Ngăn trở do họ kết bạn 

Hôn thuộc theo hàng dọc dù ở cấp nào cũng tiêu huỷ hôn phối (GL 1092).

Ví dụ, giữa cha chồng với con dâu, chàng rể với mẹ vợ. Tuy nhiên, theo hàng ngang thì không bị ngăn trở.

Ví dụ: anh chồng có thể lấy em dâu, vợ chết có thể lấy em vợ.

 Ngăn trở do công hạnh

Hay còn gọi là ngăn trở liêm sỉ. Ngăn trở này phát sinh do cuộc hôn phối bất thành sau khi đã có sống chung, hoặc do tư hôn công nhiên hay công khai. Ngăn trở này tiêu hủy hôn nhân giữa người nam với các người họ máu của người nữ bậc một hàng dọc, và ngược lại (GL 1093).

Chẳng hạn: nếu anh X đã từng chung chạ với cô Y, thì không thể lấy mẹ hoặc con riêng của cô Y; và cô Y cũng không thể lấy cha hoặc con riêng của anh X. 

Ngăn trở do pháp tộc

Những người có họ hàng thân thuộc pháp lý do nghĩa dưỡng, ở hàng dọc hoặc hai bậc hàng ngang, không thể kết hôn với nhau thành sự (GL 1094). Ngăn trở này làm hôn nhân bất thành giữa: con nuôi với cha mẹ nuôi; con nuôi với cha mẹ hoặc con cháu ruột của cha mẹ nuôi; hai con nuôi của cùng một cha mẹ nuôi.

12 Ngăn trở trong hôn nhân Công giáo

Chuẩn ngăn trở trong hôn nhân Công giáo

Nếu mắc phải một trong các ngăn trở trên, dù hai người có lấy nhau, hôn phối vẫn không thành. Đó chỉ là một sự chung chạ bất hợp pháp mà thôi. Để kết hôn thành sự và hợp pháp, cần phải xin phép chuẩn. Tuy nhiên, không phải ngăn trở nào Hội Thánh cũng có thể miễn chuẩn được.Đối với những ngăn trở thuộc luật tự nhiên, Hội Thánh không có quyền miễn chuẩn. Đó là những ngăn trở:

  • Do bất lực. (GL 1084) 
  • Do đã kết hôn. (GL 1085; 1141)
  • Do có họ máu hàng dọc. (GL 1078 §3)
  • Do có họ máu hai bậc hàng ngang (GL 1078 §3). 

Đối với những ngăn trở chỉ do luật Hội Thánh, thì Hội Thánh có quyền miễn chuẩn, và khi được miễn chuẩn thì cuộc hôn nhân thành sự.Các ngăn trở Hội Thánh có thể miễn chuẩn khi có lý do chính đáng:

  • Về tuổi tối thiểu.
  • Về họ máu ba bậc trở đi theo hàng ngang: bà con và anh em họ.
  • Về họ kết bạn.- Về tội ác (tội mưu sát phối ngẫu)
  • Về chức thánh.
  • Về lời khấn.
  • Về công hạnh.
  • Về khác tôn giáo.

Riêng đối với các cuộc hôn nhân khác tôn giáo, sở dĩ Hội Thánh dè dặt và thận trọng chỉ vì yêu thương con cái. Muốn gia đình hạnh phúc, vợ chồng phải hoà hợp. Tín ngưỡng là một vấn đề quan trọng. Nếu có sự khác biệt thì dễ xảy ra xung khắc, đe doạ sự hoà hợp, nhất là đối với việc giáo dục con cái. Tuy nhiên, cũng vì tôn trọng tự do, Hội Thánh không cấm đoán. Hội Thánh hy vọng lòng đạo đức của bên này sẽ thánh hoá bên kia (x. 1 Cr 7,14; GL 1124-1129).

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “12 ngăn trở trong hôn nhân Công giáo”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm dừng công ty; giải thể công ty, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; giấy ủy quyền xác nhận độc thân, cách tra cứu thông tin quy hoạch hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Mời bạn xem thêm:

  • Tại sao phải theo đạo khi kết hôn?
  • Mẹ chưa đủ tuổi kết hôn thì có làm giấy khai sinh cho con được không?
  • Xác nhận tình trạng hôn nhân để làm gì?

Câu hỏi thường gặp

Khi mắc ngăn trở thì phải làm gì?

Phải xin phép chuẩn. Tuy nhiên, có những ngăn trở Hội Thánh cũng không thể miễn chuẩn được, đó là các trường hợp:
– Một là bất lực,
– Hai là còn bị ràng buộc bởi hôn phối trước.
– Ba là có họ máu theo hàng dọc.
– Bốn là có họ máu hai bậc theo hàng ngang.

Những trường hợp nào thiếu sự tự do ưng thuận kết hôn trong hôn nhân công giáo?

Những trường hợp sau đây:
– Một là không có đủ trí khôn.
– Hai là thiếu trầm trọng trí phán đoán về những quyền lợi và nghĩa vụ chính yếu của hôn nhân.
– Ba là vì tâm thần không thể đảm nhận những nghĩa vụ chính yếu của hôn nhân.
– Bốn là vô tri, không biết hôn nhân là gì.
– Năm là lầm lẫn về người, hoặc về phẩm cách của người phối ngẫu.
– Sáu là lường gạt.
– Bảy là giả vờ ưng thuận, nhưng thực sự không muốn.
– Tám là ưng thuận với điều kiện về tương lai.
– Chín là ưng thuận vì bạo lực hoặc vì sợ hãi.

Vì sao sự ưng thuận kết hôn là yếu tố cần thiết làm nên hôn nhân trong hôn nhân Công giáo?

Vì sự ưng thuận này nối kết hai vợ chồng lại với nhau và được thể hiện trọn vẹn khi hai người “trở nên một xương một thịt”. Không một quyền hành nào của loài người có thể thay thế sự ưng thuận này. Thiếu sự tự do này, cuộc hôn nhân sẽ không thành.

5/5 - (1 bình chọn)