Tôi có một mảnh đất được hình thành trước năm 1993 do ông bà khai hoang mà thành. Mảnh đất này nằm trong trung tâm thành phố và hiện nhà tôi cũng chưa có ý định xây dựng hay cho thuê. Nhưng có người nói ký hiệu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi ONT là đất nông nghiệp nên không thể thực hiện mua bán chuyển nhượng hay xây dựng được. Muốn thực hiện mua bán, chuyển nhượng hay xây dựng thì phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Gia đình tôi khá hoang mang vì dù không sử dụng nhưng gia đình tôi vẫn thực hiện đóng thuế hàng năm đầy đủ và cũng vẫn thấy mảnh đất được ghi nhận là đất ở. Mong Luật sư giải đáp các thắc mắc liên quan đến ký hiệu loại đất theo Luật đất đai năm 1993. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Ký hiệu loại đất theo Luật đất đai năm 1993” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2013 chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2014
Ký hiệu loại đất theo Luật đất đai 2013
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng đất mà đất đai được phân thành 03 nhóm cụ thể như sau: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa qua sử dụng. Đối với từng loại đất này thì thông tin về mục đích sử dụng của từng loại đất được ghi rõ trong Giấy chứng nhận, bản đồ địa chính hoặc trích lục đo địa chính đối với nơi chưa thực hiện xây dựng bản đồ địa chính. Để có cái nhìn tổng quát về ký hiệu đất theo Luật đất đai 2013 mời bạn đón đọc bài viết sau:
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, ký hiệu các loại đất được thể hiện trong bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính như sau:
TT | Loại đất | Mã | TT | Loại đất | Mã |
I | NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP | 15 | Đất khu công nghiệp | SKK | |
1 | Đất chuyên trồng lúa nước | LUC | 16 | Đất khu chế xuất | SKT |
2 | Đất trồng lúa nước còn lại | LUK | 17 | Đất cụm công nghiệp | SKN |
3 | Đất lúa nương | LUN | 18 | Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp | SKC |
4 | Đất bằng trồng cây hàng năm khác | BHK | 19 | Đất thương mại, dịch vụ | TMD |
5 | Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác | NHK | 20 | Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản | SKS |
6 | Đất trồng cây lâu năm | CLN | 21 | Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm | SKX |
7 | Đất rừng sản xuất | RSX | 22 | Đất giao thông | DGT |
8 | Đất rừng phòng hộ | RPH | 23 | Đất thủy lợi | DTL |
9 | Đất rừng đặc dụng | RDD | 24 | Đất công trình năng lượng | DNL |
10 | Đất nuôi trồng thủy sản | NTS | 25 | Đất công trình bưu chính, viễn thông | DBV |
11 | Đất làm muối | LMU | 26 | Đất sinh hoạt cộng đồng | DSH |
12 | Đất nông nghiệp khác | NKH | 27 | Đất khu vui chơi, giải trí công cộng | DKV |
II | NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP | 28 | Đất chợ | DCH | |
1 | Đất ở tại nông thôn | ONT | 29 | Đất có di tích lịch sử – văn hóa | DDT |
2 | Đất ở tại đô thị | ODT | 30 | Đất danh lam thắng cảnh | DDL |
3 | Đất xây dựng trụ sở cơ quan | TSC | 31 | Đất bãi thải, xử lý chất thải | DRA |
4 | Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp | DTS | 32 | Đất công trình công cộng khác | DCK |
5 | Đất xây dựng cơ sở văn hóa | DVH | 33 | Đất cơ sở tôn giáo | TON |
6 | Đất xây dựng cơ sở y tế | DYT | 34 | Đất cơ sở tín ngưỡng | TIN |
7 | Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo | DGD | 35 | Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng | NTD |
8 | Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao | DTT | 36 | Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối | SON |
9 | Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ | DKH | 37 | Đất có mặt nước chuyên dùng | MNC |
10 | Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội | DXH | 38 | Đất phi nông nghiệp khác | PNK |
11 | Đất xây dựng cơ sở ngoại giao | DNG | III | NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG | |
12 | Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác | DSK | 1 | Đất bằng chưa sử dụng | BCS |
13 | Đất quốc phòng | CQP | 2 | Đất đồi núi chưa sử dụng | DCS |
14 | Đất an ninh | CAN | 3 | Núi đá không có rừng cây | NCS |
15 | Đất khu công nghiệp | SKK |
Trên đây là bảng ký hiệu các loại đất được thể hiện trong bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính. Căn cứ vào ký hiệu này thì người dân dễ dàng biết được mục đích sử dụng của thửa đất.
Ký hiệu loại đất theo Luật đất đai năm 1993
Luật đất đai 1993 là Luật đất đai phổ biến và thường được sử dụng trong các giao dịch đất đai. Đây là một trong những bộ Luật đẩt đai khá hoàn thiện trong thời gian đầu đất nước ta thực hiện các quy định cụ thể về đất đai. Trong quy định pháp luật về đất đai này bạn có thể bắt gặp những quy định về các loại đất khác nhau. Quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quy định về hình thành đất và việc phân quyền về đất đai. Ngoài ra còn một số quy định khác như tranh chấp hay các thắc mắc về đất:
Luật Đất đai năm 1993 được ban hành ngày 14/07/1993 và có hiệu lực ngay từ ngày 15/10/1993.
Theo Điều 11 Luật này, căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất được phân thành các loại sau đây:
– Đất nông nghiệp;
– Đất lâm nghiệp;
– Đất khu dân cư nông thôn;
– Đất đô thị;
– Đất chuyên dùng;
– Đất chưa sử dụng.
Tuy nhiên, Luật này không quy định về ký hiệu các loại đất. Tại thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành thì ký hiệu các loại đất được quy định tại Quyết định 499QĐ/ĐC của Tổng cục địa chính năm 1995, có hiệu lực từ ngày 27/7/1995. Cụ thể các ký hiệu như sau:
Đất nông nghiệp
- Đất chuyên dùng trồng lúa nước được kí hiệu là: LUC
- Đất trồng lúa nước cho phần còn lại được kí hiệu là: LUK
- Đất trồng lúa nương được kí hiệu là: LUN
- Đất trồng cây hàng năm khác được kí hiệu là: BHK
- Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác được kí hiệu là: NHK
- Đất trồng rừng sản xuất được kí hiệu là: RSX
- Đất trồng rừng đặc dụng được kí hiệu là: RDD
- Đất trồng rừng phòng hộ được kí hiệu là: RPH
- Đất nuôi trồng thủy sản được kí hiệu là: NTS
- Đất làm muối được kí hiệu là: LMU
- Đất nông nghiệp với mục đích sử dụng khác được kí hiệu là: NKH
Đất phi nông nghiệp
- Đất ở ở nông thôn được kí hiệu là: ONT
- Đất ở ở thành thị được kí hiệu là: ODT
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan được kí hiệu là: TSC
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan tổ chức sự nghiệp được kí hiệu là: DTS
- Đất giao thông Đất xây dựng cơ sở y tế được kí hiệu là: DYT
- Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo được kí hiệu là: DGD
- Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao được kí hiệu là: DRTT
- Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ được kí hiệu là: DKH
- Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội được kí hiệu là: DXH
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao được kí hiệu là: DNG
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác được kí hiệu là: DSK
- Đất quốc phòng được kí hiệu là: CQP
- Đất an ninh được kí hiệu là: CAN
- Đất khu công nghiệp được kí hiệu là: SKK
- Đất khu chế xuất được kí hiệu là: SKT
- Đất cụm công nghiệp được kí hiệu là: SKN
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được kí hiệu là: SKC
- Đất thương mại, dịch vụ được kí hiệu là: TMD
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản được kí hiệu là: SKS
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm được kí hiệu là: SKX
- Đất giao thông được kí hiệu là: DGT
- Đất thủy lợi được kí hiệu là: DTL
- Đất công trình năng lượng được kí hiệu là: DNL
- Đất công trình bưu chính, viễn thông được kí hiệu là: DBV
- Đất sinh hoạt cộng đồng được kí hiệu là: DSH
- Đất khu vui chơi, giải trí công cộng được kí hiệu là: DKV
- Đất chợ được kí hiệu là: DCH
- Đất có di tích lịch sử – văn hóa được kí hiệu là: DDT
- Đất danh lam thắng cảnh được kí hiệu là: DDL
- Đất bãi xử lý rác thải được kí hiệu là: DRA
- Đất công trình công cộng khác được kí hiệu là: DCK
- Đất cơ sở tôn giáo được kí hiệu là: TON
- Đất cơ sở tín ngưỡng được kí hiệu là: TIN
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng được kí hiệu là: NTD
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối được kí hiệu là: SON
- Đất có mặt nước chuyên dùng được kí hiệu là: MNC
- Đất phi nông nghiệp sử dụng cho mục đích khác được kí hiệu là: PNK
Đất chưa được sử dụng
- Đất bằng chưa sử dụng (Xác định theo Điều 103 Luật đất đai) được kí hiệu là: BCS
- Đất đồi núi chưa được sử dụng được kí hiệu là: DCS
- Đất đá không có rừng cây được kí hiệu là: NCS.
Quy định phân loại đất theo Luật đất đai năm 1993
Phân loại đất là việc các loại đất được phân loại theo mục đích sử dụng, đối tượng sử dụng. Nhiều người thường thắc mắc tại sao phải phân loại đất dựa trên đối tượng sử dụng. Việc phân loại này có thể giúp cho cơ quan quản lý thực hiện quản lý đất đai được tốt hơn và có được nhiều nguồn tài nguyên khác nhau khi thực hiện khai thác có hiệu quả các loại đất. Việc phân loại đất và quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ trong phân loại cũng giúp cho việc quản lý đất đai được thực hiện một cách dễ dàng hơn:
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất được phân thành các loại sau đây:
- Đất nông nghiệp;
- Đất lâm nghiệp;
- Đất khu dân cư nông thôn;
- Đất đô thị;
- Đất chuyên dùng;
- Đất chưa sử dụng.
– Nhìn chung, cho đến nay các phân loại này vẫn chưa được các nhà làm luật xem là khoa học bởi cách phân chia còn sơ sài, chưa thể hiện rõ thuộc tính và mục đích sử dụng đất. Trải qua nhiều lần sửa đổi đến Luật đất đai năm 2013, căn cứ phân loại đấy bao gồm các loại sau:
Điều 10. Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;
3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng
Mời bạn xem thêm
- Mã số trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định thế nào?
- Mẫu viết phiếu đăng ký dự tuyển viên chức
- Quy định về chi trang phục cho nhân viên như thế nào?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luậ đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Ký hiệu loại đất theo Luật đất đai năm 1993” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như tư vấn pháp lý Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline.
Câu hỏi thường gặp:
ODT là đất ở tại đô thị thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Đất ở tại đô thị dùng để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình công cộng phục vụ cho nhu cầu đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư đô thị phù hợp với quy hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Bố trí đất ở tại đô thị phải đảm bảo phù hợp đất sử dụng để xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị và quỹ đất địa phương để xác định hạn mức giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân để tự xây nhà ở nếu thuộc trường hợp không đủ điều kiện giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Đồng thời quy định về diện tích tách thửa tối thiểu đối với đất ở.
Trong trường hợp muốn chuyển đổi đất ở tại đô thị sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh thì cần đáp ứng điều kiện như sau: phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị do cơ quan có thẩm quyền ban hành đồng thời chú ý đến yếu tố môi trường, trật tự, an toàn.
LUC là ký hiệu của đất chuyên trồng lúa nước thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Đất trồng lúa là đất có điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác. Vậy đất chuyên trồng lúa nước khác gì so với đất trồng lúa khác?
Theo quy định pháp luật hiện nay, có định nghĩa đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong một năm.
Đất trồng lúa khác gồm hai loại: đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.
Điều kiện thiên nhiên ưu đãi cộng với đảm bảo lương thực cho người dân nên nhà nước rất quan tâm đến việc canh tác, phát triển cây lúa nước. Hàng năm, Nhà nước sẽ trích từ ngân sách để hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương bao gồm: chi phí đầu tư và chi phí thường xuyên. Ngoài ra, Nhà nước còn có mức hỗ trợ như sau:
– Đối với đất chuyên trồng lúa nước Nhà nước sẽ hộ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm;
– Đất chuyên trồng lúa nước cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa, Nhà nước hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha/năm.
Các địa phương sẽ sử dụng các khoản tiền thu và chi phí hỗ trợ để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phù hợp với điều kiện địa phương với các nội dung như: lập quy hoạch, lập bản đồ, phân tích chất lượng hóa, lý tính, cải tạo, nâng cao chất lượng của các vùng đất chuyên trồng lúa nước. Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nông nghiệp, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi đất trồng lúa. Khai hoang, phục hóa đất chưa sử dụng thành đất chuyên trồng lúa nước. Hỗ trợ cho người nông dân về giống lúa, kỹ thuật, công nghệ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo.
Khi người dân có nhu cầu chuyển đất trồng lúa nước sang đất sử dụng mục đích phi nông nghiệp thì người có nhu cầu phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.