Thực tế hiện nay, có một bộ phận học sinh, sinh viên (HSSV) chưa nhận thức đúng nhiệm vụ, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên và vai trò của Ðảng, phai nhạt lý tưởng, thiếu ý chí phấn đấu. Một phần do những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường dẫn đến lối sống thực dụng, thờ ơ với cộng đồng; chưa hăng hái tham gia hoạt động phong trào do nhà trường phát động, ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt, thậm chí sa vào tệ nạn xã hội. Ðó cũng là điểm yếu để kẻ xấu và thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, nhất là trong điều kiện sử dụng phương tiện thông tin, mạng xã hội như hiện nay. Trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng llvtnd là gì? Hãy cùng Luật sư tìm hiểu vấn đề này nhé.
Trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng LLVTND
– Thường xuyên giáo dục, quán triệt sâu rộng các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân quân tự vệ.
– Phát huy sức mạnh tổng hợp trên địa bàn để xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
– Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.
Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng dân quân tự vệ.
Trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng LLVTND Việt Nam
Thế hệ trẻ ngày nay không chỉ cố gắng học tập tốt trên mọi lĩnh vực mà còn phải biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; phải biết trân trọng những thành quả đấu tranh giữ nước của các thế hệ đi trước. Đã có bao nhiêu người nằm xuống để cho chúng ta có được sống yên bình ngày hôm nay; chúng ta ngày nay phải
biết trân trọng những thế hệ đi trước; phải có ý thức trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước. Chúng ta ngày nay không chỉ học để biết; để tự hào; để hãnh diện mà là để hành động đóng góp một phần công sức dẫu nhỏ bé cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cố gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng là những công dân có ích cho đất nước.
Lực lượng dân quân tự vệ của ta đã được xây dựng; quản lý mấy chục năm nay theo những chính sách rất hợp lý của Nhà nước có thể nói là hoàn chỉnh.
Lực lượng vũ trang nhân dân gồm các tổ chức
Lực lượng vũ trang nhân dân là các tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý.
Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang là:
- Chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
- Bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội;
- Bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước;
- Là lực lượng xung kích trong khởi nghĩa toàn dân giành chính quyền, là lực lượng nòng cốt của quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân.
Cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm 2 lực lượng là:
- Lực lượng vũ trang thường trực (Quân đội nhân dân và Công an nhân dân);
- Lực lượng vũ trang quần chúng (Dân quân tự vệ và Dự bị động viên).
Trong đó Quân đội nhân dân bao gồm:
- Bộ đội chủ lực: Bao gồm các quân đoàn, các binh chủng kỹ thuật, các nhà trường, nhà trường trong toàn quân.
- Bộ đội địa phương: Gồm các quân khu, Ban chỉ huy quân sự huyện (quận, thị xã).
- Bộ đội biên phòng: Là các đơn vị biên phòng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia.
Những nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kì mới
Thứ nhất, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dân.
Đây là quan điểm, nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với các lực lượng vũ trang sẽ quyết định bản chất cách mạng, mục tiêu, phương hướng chiến đấu, đường lối tổ chức và cơ chế hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, bảo đảm nắm chắc quân đội trong mọi tình huống.
Thực tiễn thấy được rằng cách mạng Việt Nam trong mấy chục năm qua đã chứng minh điều đó.
Thứ hai, tự lực tự cường xây dựng lực lượng lực lượng vũ trang.
Điều này có nghĩa là dựa vào sức mình để xây dựng, để giữ vững tính độc lập tự chủ, chủ động không bị chi phối ràng buộc.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
Triệt để tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi về khoa học – công nghệ để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân. Tập trung từng bước hiện đại hóa trang bị kĩ thuật quản lí khai thác bảo quản có hiệu quả trang bị hiện có…
Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân lấy chất lượng là chính, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở.
Thứ ba, nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng.
Nâng cao chất lượng là chính; đồng thời có số lượng phù hợp với tình hình nhiệm vụ và khả năng kinh tế của đất nước. Phải có cơ cấu hợp lí giữa các thứ quân; giữa lực lượng thường trực với lực lượng dự bị động viên.
Thường xuyên làm tốt công tác huấn luyện; diễn tập để nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân.
Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân có chất lượng toàn diện cả về chính trị; tư tưởng; tổ chức. Về chính trị phải thường xuyên làm tốt công tác quán triệt; giáo dục cho cán bộ; chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân; tin tưởng vào đường lối quan điểm của Đảng; chính sách của Nhà nước.
Tin tưởng tuyệt đối; tự giác chấp hành nghiêm mọi đường lối; chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Chăm lo xây dựng; củng cố các tổ chức chính trị trong lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh (tổ chức Đảng, đoàn thanh niên, hội đồng quân nhân…).
Chăm lo xây dựng cơ quan chính trị vững mạnh; đội ngũ cán bộ chính trị; đảng viên có phẩm chất năng lực tốt; đủ sức lãnh đạo đơn vị.
Thứ tư, bảo đảm lực lượng vũ trang nhân dân luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi
Lực lượng vũ trang nhân dân phải luôn trong tư thề sẵn sàng chiến đấu; đánh địch kịp thời; bảo vệ được mình; hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống; không để bất ngờ về chiến lược; chiến dịch; chiến thuật.
Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về mọi mặt; duy trì và chấp hành nghiêm các chế độ; quy định về sẵn sàng chiến đấu; trực ban; trực chiến; trực chỉ huy…
Có thể bạn quan tâm
- Chế độ ưu đãi xã hội đối với anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân?
- Nghị định 38/2019/NĐ-CP mức lương cơ sở cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang
- Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Thông tin liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng LLVTND là gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, xin xác nhận độc thân, đăng ký bảo hộ logo công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận..
Câu hỏi thường gặp
Lực lượng vũ trang nhân dân là các tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí, có nhiệm vụ: “Chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thanh quả cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước. Là lực lượng xung kích trong khởi nghĩa toàn dân giành chính quyền, là lực lượng nòng cốt của quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân”.
Cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm 2 lực lượng là:
– Lực lượng vũ trang thường trực (Quân đội nhân dân và Công an nhân dân);
– Lực lượng vũ trang quần chúng (Dân quân tự vệ và Dự bị động viên).
– Thường xuyên giáo dục, quán triệt sâu rộng các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân quân tự vệ.
– Phát huy sức mạnh tổng hợp trên địa bàn để xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
– Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.
– Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng dân quân tự vệ.