Điểm làm thẻ xe buýt cho người cao tuổi ở đâu?

Nguyen Tai, Thứ sáu, 16/08/2024 - 09:52
Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết điểm làm thẻ xe buýt cho người cao tuổi ở đâu? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể hưởng được […]

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết điểm làm thẻ xe buýt cho người cao tuổi ở đâu? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể hưởng được chính sách di chuyển bằng xe buýt miễn phí dành cho người cao tuổi; khi di chuyển bằng xe buýt người cao tuổi cần phải có thẻ đi xe buýt miễn phí. Vậy điểm làm thẻ xe buýt cho người cao tuổi ở đâu? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam hiện nay cần được giải đáp.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về điểm làm thẻ xe buýt cho người cao tuổi ở đâu? Luật sư mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường bộ 2008;
  • Văn bản số 7028/HDLS:GTVT-LĐTB&XH 
  • Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐND
  • Luật Người cao tuổi 2009

Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi tại Việt Nam

Theo quy định của Luật Người cao tuổi 2009 thì người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên.

– Người cao tuổi có các quyền sau đây:

  • Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
  • Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
  • Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
  • Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;  
  • Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
  • Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
  • Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

– Người cao tuổi có các nghĩa vụ sau đây:

  • Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
  • Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Hoạt động có thể phát huy vai trò người cao tuổi tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 23 Luật Người cao tuổi 2009 Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để người cao tuổi phát huy trí tuệ kinh nghiệm quý và phẩm chất tốt đẹp trong các hoạt động sau đây:

  • Giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước, yêu con người và thiên nhiên;
  • Xây dựng đời sống văn hoá; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở cơ sở và cộng đồng; tham gia các phong trào khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng người có đức, có tài và các cuộc vận động khác tại cộng đồng;
  • Truyền thụ kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và nghề truyền thống cho thế hệ trẻ;
  • Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ; tư vấn chuyên môn, kỹ thuật;
  • Phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp;
  • Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp tại cộng đồng;
  • Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, quan liêu; phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội;
  • Đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật;
  • Các hoạt động xã hội khác vì lợi ích của Tổ chức và nhân dân.
Điểm làm thẻ xe buýt cho người cao tuổi ở đâu?
Điểm làm thẻ xe buýt cho người cao tuổi ở đâu?

Điểm làm thẻ xe buýt cho người cao tuổi ở đâu?

Điểm làm thẻ xe buýt cho người cao tuổi ở đâu? Mỗi nơi sẽ có những địa điểm đăng ký thẻ xe buýt cho người cao tuổi khác nhau.

Đối với thành phố Hồ Chí Minh: Tiếp nhận trực tiếp làm thẻ xe buýt cho người cao tuổi tại Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TP.HCM, địa chỉ 102 Ký Con, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, điện thoại liên hệ: (028) 38.294.705.

Đối với Hà Nội: Làm thẻ trực tiếp:

  • BX. Kim Mã, BX. Giáp Bát, BX. Nam Thăng Long, BX. Mỹ Đình, BX. Gia Lâm, BX. Yên Nghĩa, BX. Thường Tín, Học viện Bưu Chính, Công viên Thủ Lệ, Kim Ngưu, Đức Giang, Công viên Thống Nhất, Viện Quân Y, Long Biên, Bách Khoa, Kiều Mai, Nghĩa Đô, Đại học Lao Động, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Khánh Dư, Hoàng Đạo Thúy, Học viện Nông Nghiệp, 32 Nguyễn Công Trứ, Giảng Võ, Linh Đàm, Kim Chung…
  • Trên hệ thống http://vethangxebuytonline.com.vn/Trangchu.html
Điểm làm thẻ xe buýt cho người cao tuổi ở đâu?

Thủ tục làm thẻ xe buýt cho người cao tuổi

Tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Khi đi xe buýt  chỉ cần  xuất trình thẻ căn cước, CMND, hộ chiếu, thẻ hội viên người cao tuổi hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh  và ghi rõ năm sinh được các cơ quan ,tổ chức cấp thì sẽ đươc miễn vé xe buýt. Trường hợp người cao tuổi từ đủ 70 tuổi có nhu cầu làm thêm thẻ  đi xe buýt miễn phí thì thủ tục đề nghị cấp thẻ được quy điṇh như sau:

– Hồ sơ đề nghị làm thẻ đi xe buýt miễn phí gồm:

  • 02 ấm ảnh 3 x 4.
  • Bản sao thẻ căn cước, CMND, các giấy tờ tùy thân có hình ảnh năm sinh (bản sao có công chứng hoặc có bản chính để đối chiếu).

– Tất cả thủ tục cấp thẻ nêu trên đều được thực hiện miễn phí.

Tại Hà Nội:

  • Làm thẻ trực tiếp:

Theo hướng dẫn tại văn bản số 7028/HDLS:GTVT-LĐTB&XH hướng dẫn việc cấp thẻ xe bus miễn phí quy định hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai đăng ký cấp thẻ xe bus miễn phí có dán ảnh 3 x 4 chụp trong vòng 1 năm.

– Bản sao giấy tờ tuỳ thân (có ảnh) và xuất trình bản chính để đối chiếu;

Sau khi nộp hồ sơ sẽ có giấy hẹn nhận Thẻ đi xe bus miễn phí. Khi chờ cấp thẻ chỉ cần xuất trình giấy hẹn và giấy tờ tuỳ thân người cao tuổi vẫn được miễn phí khi đi xe buýt.

  • Làm thẻ trực tuyến:

Bước thứ nhất, bạn truy cập vào website http://vethangxebuytonline.com.vn/Trangchu.html; chọn mục ĐĂNG KÝ THẺ MIỄN PHÍ XE BUÝT.

Bước thứ hai, Bạn tiến hành điền các thông tin như:

  • Họ và tên;
  • Giới tính;
  • Ngày sinh;
  • Số CMTND/CCCD;
  • Ảnh CMTND/CCCD;
  • Quận/Huyện;
  • Phường/Xã;
  • Đối tượng;
  • Điện thoại liên hệ;
  • Ảnh làm thẻ Kích thước 3×4;
  • Giấy tờ chứng minh đối tượng được cấp thẻ;
  • Đăng ký nơi nhận thẻ;

Bước thứ ba, bạn bấm mục đăng ký.

Sau khi thực hiện xong bạn chỉ cần đợi thẻ xe buýt cho người cao tuổi gửi đến cho bạn.

Như vậy thông qua quy định trên ta biết điểm làm thẻ xe buýt cho người cao tuổi ở đâu.

Mời bạn xem thêm

  • Dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp có được hay không?
  • Quy định về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp hiện nay
  • Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định hiện nay
  • Chế độ ưu tiên trong hải quan đối với doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện nay

Thông tin liên hệ Luật sư

Trên đây là tư vấn của Luật Sư về vấn đề Điểm làm thẻ xe buýt cho người cao tuổi ở đâu?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Cho vật nuôi lên xe buýt được không?

Tại Việt Nam, phần lớn các công ty xe buýt và xe khách đều có quy định không mang chó, mèo lên xe để tránh ảnh hưởng đến các hành khách khác.
Điều 68 Luật giao thông đường bộ quy định nghiêm cấm việc chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách.

Có được mang theo 20 kg gạo lên xe buýt không?

Điều 37 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe buýt như sau:
– Được mang theo hành lý với trọng lượng không quá 10 kg và kích thước không quá 30x40x60 cm.
– Chấp hành các quy định khi đi xe và sự hướng dẫn của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
– Yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra.

Hành khách đi xe buýt được mang theo hành lý xách tay không?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 36 -Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 7/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải thì: Hành khách đi xe buýt được mang theo hành lý xách tay nặng không quá 10 kilôgam và kích thước không quá 30x40x60 centimét.

5/5 - (1 bình chọn)