Cách chứng minh mình không lấy tiền như thế nào?

Nguyen Tai, Thứ hai, 23/09/2024 - 09:48
Xin chào luật sư. Tôi bị đồng nghiệp cùng công ty vu oan là lấy tiền nhưng thực chất tôi không lấy. Họ còn dùng những lời nói không hay, bịa đặt, bêu rếu tôi trước toàn thể đồng nghiệp trong công ty. Tôi cần làm gì để chứng minh mình bị oan. Làm gì […]

Xin chào luật sư. Tôi bị đồng nghiệp cùng công ty vu oan là lấy tiền nhưng thực chất tôi không lấy. Họ còn dùng những lời nói không hay, bịa đặt, bêu rếu tôi trước toàn thể đồng nghiệp trong công ty. Tôi cần làm gì để chứng minh mình bị oan. Làm gì khi bị nghi ngờ lấy tiền? Cách chứng minh mình không lấy tiền như thế nào? Rất mong được luật sư phản hồi giải đáp thắc mắc. Em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Nội dung tư vấn

Cách chứng minh mình không lấy tiền như thế nào?

Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

– Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

– Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

– Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

– Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Theo quy định trên thì danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn được pháp luật bảo vệ. Trương hợp thực sự không có hành vi trộm cắp tiền của người đó mà người đó vu oan cho bạn rằng bạn đã ăn cắp tiền thì bạn có thể tố cáo hành vi của người này với cơ quan có thẩm quyền.

Cách chứng minh mình không lấy tiền như thế nào?

Làm gì khi bị nghi ngờ lấy tiền?

Trường hợp bạn không lấy tiền nhưng bị nghi ngờ và vu oan. Bên cạnh đó, nếu đối phương cố tình dựng chuyện, bịa đặt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của bạn thì có thể bị khởi tố về tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Làm sao chứng minh khi bị đổ oan lấy trộm đồ?

Hành vi trộm cắp tài sản, lấy trộm đồ theo quy định của pháp luật hình sự năm 2015 phải là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết.

Trong trường hợp bạn bị đổ oan lấy trộm đồ của người khác thì cần bình tĩnh xử lý và chứng minh. Bởi lẽ, để giải quyết điều tra vụ việc cơ quan công an sẽ căn cứ vào nguồn chứng cứ bao gồm cả lời khai, vật chứng, lời trình bày, file ghi âm, ghi hình,….. để làm rõ vụ việc. Theo đó, để phục vụ cho quá trình giải quyết thì bạn nên phối hợp với cơ quan công an đưa ra lời khai hoặc các chứng cứ ngoại phạm chứng minh bạn không hề có hành vi ăn trộm. Ngoài ra nếu có các thông tin liên quan đến vụ việc bạn cần nhanh chóng cung cấp cho phía cơ quan công an để sớm làm sáng tỏ vụ việc.

Lấy trộm tiền của người khác bị xử lý như thế nào?

Tùy theo mức độ vi phạm, giá trị của khoản tiền lấy trộm mà người thực hiện hành vi này có thể phải chịu xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

Xử phạt hành chính

Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác. Theo đó, đối với hành vi trộm cắp tài sản có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đồng thời buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối đối với tài sản trộm cắp (căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi lấy trộm tiền của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản. Mức xử phạt quy định như sau:

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật Sư về vấn đề “Cách chứng minh mình không lấy tiền như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư, hãy liên hệ.

Câu hỏi thường gặp

Phát hiện bị lừa mất tiền phải làm sao?

Người phát hiện dấu hiện tội phạm có thể tố cáo tại các cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án hoặc các cơ quan, tổ chức. Bạn có thể khai báo ra cơ quan công an xã, phường nơi hiện tại bạn cư trú để được giải quyết.

Thủ quỹ làm mất tiền có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Trường hợp thủ quỹ làm thâm hụt 1 tỷ đồng thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội tham ô tài sản theo quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Nộp đơn tố cáo bị vu khống lấy trộm tiền mà không được giải quyết phải làm sao?

Trường hợp bạn nộp đơn tố cáo tại những cơ quan trên mà không được giải quyết thì bạn có thể tiếp tục tố cáo đến cơ quan cấp trên trực tiếp của những cơ quan đó.

Đánh giá post này