Hậu quả của cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Nguyen Tai, Thứ ba, 24/09/2024 - 09:47
Để một nền kinh tế phát triển thì cần phải có các yếu tố thúc đẩy như các chính sách phát triển, nguồn lực lao động, sản xuất và kinh doanh hàng hóa… ngoài các yếu tố trên thì sự cạnh tranh giữa các chủ thể trong nền kinh tế cũng là một trong những […]

Để một nền kinh tế phát triển thì cần phải có các yếu tố thúc đẩy như các chính sách phát triển, nguồn lực lao động, sản xuất và kinh doanh hàng hóa… ngoài các yếu tố trên thì sự cạnh tranh giữa các chủ thể trong nền kinh tế cũng là một trong những động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên không phải hoạt động cạnh tranh nào cũng là động ực thức đẩy phát triển kinh tế, mà trong trường hợp diễn ra các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh thì sẽ gây nhiều tác hại xấu cho nền kinh tế. Vậy thì ” Hậu quả của cạnh tranh không lành mạnh” là gì?. hãy cùng Luật sư tìm hiểu ngay nhé.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Cạnh tranh có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, là cơ sở khẳng định vị trí của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được xem là một động lực thúc đẩy cho sự phát triển của nền kinh tế.

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Như vậy có thể hiểu cạnh tranh không lành mạnh là tất cả những hành động trong hoạt động kinh tế trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng.  Cạnh tranh không lành mạnh là phương thức cạnh tranh mà các doanh nghiệp thực hiện bởi những cách thức không lành mạnh với mục đích gây phản cạnh tranh. Cạnh tranh không lành mạnh có thể làm hạn chế cũng như triệt tiêu cạnh tranh đồng nghĩa với việc triệt tiêu động lực phát triển kinh tế và xâm hại lợi ích của cộng đồng cũng như xã hội.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được hiểu là những hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bao gồm:

– Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

+ Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

+ Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

– Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

– Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

– Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

– Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

+ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

+ So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

– Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.

Theo những thông tin bạn cung cấp thì hành vi của công ty bạn là một trong các hành vi lôi kéo khách hàng bất chính nhằm cạnh tranh không lành mạnh là: “So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.”

Hậu quả của cạnh tranh không lành mạnh

Hậu quả của cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh có những tác động tiêu cực đến trực tiếp 3 chỉ thể đó là: Doanh nghiệp, người tiêu dùng và thị trường.

Tác động đến doanh nghiệp

Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng xấu đến những hoạt động trong kinh doanh của các doanh nghiệp chân chính khiến họ bị thiệt hại về tài chính, mất đi lượng khách hàng từ đó thị phần trên thị trường suy giảm, xấu hơn nữa là doanh nghiệp phải đối diện với nguy cơ phá sản, thâu tóm hoặc mua lại.

Tác động đến người tiêu dùng

 Người tiêu dùng là người trực tiếp chịu tác động của những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Những người tiêu dùng bị lừa dối bị mất tiền những giá trị thực sự nhận được mà sản phẩm mang lại không được như ý muốn. Sau những phản ứng “tẩy chay” tưởng chừng là thực hiện quyền của mình, thì chẳng được gì ngoài việc mất lòng tin vào sản phẩm, vào doanh nghiệp và ngày càng e dè, quan ngại với những sản phẩm khác trên thị trường. 

Phản ứng đầu tiên và thường thấy của người tiêu dùng đó là thực hiện “tẩy chay” khi thấy có thông tin không tốt về một sản phẩm nào đó trên thị trường. Sau một loạt chuyện như vậy người tiêu dùng sẽ cảm thấy e dè, nghi ngại với các loại sản phẩm có trên thị trường. Không thể nào phân biệt được thật giả.

Tác động đến nền kinh tế của đất nước

Việc cạnh tranh không lành mạnh không những tác động đến doanh nghiệp và người tiêu dùng mà nó còn tác động không nhỏ đến nền kinh tế của nước ta như nguồn thu doanh nghiệp suy giảm, nhiều doanh nghiệp đóng cửa khiến nguồn thu thuế của nhà nước cũng bị ảnh hưởng. Khi chất lượng sản phẩm giảm, uy tín của doanh nghiệp cũng vì thế mà ảnh hưởng theo trên thị trường. Việc cạnh tranh không lành mạnh còn khiến các doanh nghiệp nước ngoài cảm thấy e ngại khi đầu tư vào Việt Nam, từ đó thâm hụt các nguồn thu từ nhà đầu tư nước ngoài khiến nước ta không thể phát triển.

Đối với Nhà nước: Khi các doanh nghiệp có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, người tiêu dùng mất lòng tin vào doanh nghiệp dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, Nhà nước thất thu một khoảng từ thuế của các doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, các hoạt động của thị trường cũng bị ảnh hưởng, chất lượng sản phẩm hàng hóa giảm, uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường cũng bị ảnh hưởng, theo đó, các hoạt động xuất khẩu diễn ra khó khăn… 

Mặt khác, hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở trong nước tạo tâm lý không tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tới thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh và biện pháp khắc phục hậu quả

Trong kinh doanh thì cạnh tranh là điều khó tránh khỏi giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với nhau. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhằm muốn có được những lợi ích cũng như giành thị phần cao trên thị trường đã thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, điều này tác động tiêu cực đến quyền và lợi ích của các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Điều 110 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm, hình thức xử lý vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm pháp luật về cạnh tranh như sau:

– Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

– Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền.

– Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+ Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;

+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

– Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định nêu trên thì tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

+ Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;

+ Loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;

+ Chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;

+ Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;

+ Cải chính công khai;

+ Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm.

– Chính phủ quy định chi tiết các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Riêng đối với hình thức phạt tiền thì khoản 3 Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018 quy định mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức và tối đa với cá nhân là 1.000.000.000 đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018.

Nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ngày 26/9/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.

Nhóm hành viHành vi cụ thểMức phạt tiền
Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh– Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;- Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khácCung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.(Nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng) 
Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.(Nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng)
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khácGián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.(Nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng)
Trực tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.(Nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng)
Lôi kéo khách hàng bất chính– Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;- So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.(Nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng)
Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộBán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.(Nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì phạt tiền từ 1.600.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng)
f

Khuyến nghị

Luật sư là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Hậu quả của cạnh tranh không lành mạnh chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật thương mại Công ty Luật sư luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Hậu quả của cạnh tranh không lành mạnh” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ chuyển đổi đất ao sang thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline.

Câu hỏi thường gặp:

 Phân loại cạnh tranh không lành mạnh thế nào?

Phụ thuộc vào từng tiêu chí và từng mục đích, ta có thể có nhiều cách để phân loại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Xét một cách khái quát, ta có thể chia các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thành ba nhóm đó là: Các hành vi mang tính chất lợi dụng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác; Các hành vi mang tính chất công kích hay cản trở; Các hành vi lừa dối, lôi kéo bất chính khách hàng
 Các hành vi mang tính chất lợi dụng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác
Đây là nhóm hành vi không cạnh tranh điển hình, thường được thực hiện dưới các cách thức như:Gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ,  lợi dụng thành quả đầu tư của người khác, giá trị doanh nghiệp khác đạt được, xâm phạm bí mật kinh doanh để sử dụng trái phép lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác,..Phương pháp để xác định được hành vi gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa là đặt ra sự so sánh giữa các dấu hiệu để nhận biết hàng hóa của doanh nghiệp đang sử dụng bị coi là đã có hành vi sử dụng những thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng. 
Các hành vi mang tính chất công kích hay cản trở
Nhóm hành vi này có bản chất chung là tấn công vào đối thủ cạnh tranh, triệt tiêu hoặc làm suy giảm các lợi thế cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh thông qua các hoạt động như lôi kéo, mua chuộc nhân viên của đối thủ, đưa thông tin sai trái làm mất uy tín đối thủ cạnh tranh, và nhiều các thủ đoạn khác. Các hành vi này được thực hiện dưới rất nhiều cách thức đa dạng. 
Các hành vi lừa dối, lôi kéo bất chính khách hàng
Bản chất của hành vi này là tạo ra lợi thế cạnh tranh gian dối để lôi kéo khách hàng đặc biệt là người tiêu dùng. Trên thị trường hiện nay có các hành vi kinh doanh bất chính đã và đang phổ biến như quảng cáo lừa dối, khuyến mại nhử mồi, chào hàng quấy rối hay ép buộc.

Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
– Thiệt hại mà hành vi gây ra có thể là hiện thực đã xảy ra hoặc cũng có thể chỉ là tiềm năng khi có căn cứ để xác định hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra nếu không có biện pháp ngăn chặn hành vi. 
Về đối tượng thực hiện: Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp.
– Đối tượng chịu thiệt hại của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng ( khách hàng).
– Bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với  nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh. 

Đánh giá post này