Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là gì?

Nguyen Tai, Thứ hai, 14/10/2024 - 09:47
Xin chào Luật sư! Trong cuộc sống hằng ngày sẽ không thiếu những tranh chấp xảy ra. Có những tranh chấp phổ biến và được quy định bởi pháp luật. Tôi muốn hỏi Luật sư xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là gì? Mong luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc […]

Xin chào Luật sư! Trong cuộc sống hằng ngày sẽ không thiếu những tranh chấp xảy ra. Có những tranh chấp phổ biến và được quy định bởi pháp luật. Tôi muốn hỏi Luật sư xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là gì? Mong luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc thắc của tôi. Xin cảm ơn.

Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư . Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Tố tụng Dân sự 2015

Khái quát về quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật là gì?

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh trong đó các bên tham gia quan hệ pháp luật có quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Đặc điểm của quan hệ pháp luật

Thứ nhất, quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí: quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí của con người, nó được hình thành thông qua hoạt động có ý chí của con người. Ý chí trong quan hệ pháp luật được thể hiện bao gồm ý chí nhà nước và ý chí của các bên chủ thể quan hệ đó trong sự phù hợp với ý chí nhà nước.

Pháp luật, công cụ điều chỉnh luôn chứa đựng ý chí nhà nước. Thông qua quy phạm pháp luật, mệnh lệnh của nhà nước được đặt ra đối với các bên tham gia quan hệ pháp luật, họ có thể làm gì, phải làm gì, làm như thế nào… Đây là cách thức xử sự phải tuân theo khi họ tham gia quan hệ pháp luật.

Các bên tham gia quan hệ pháp luật bày tỏ ý chí của mình bằng việc tiến hành các hoạt động hoạt động nhất định trên cơ sở cách thức xử sự mà quy phạm đã nêu. Tùy theo khả năng của mình thành con người có ích cho xã hội phù hợp với pháp luật và đồng thời thỏa mãn nhu cầu của họ.

Thứ hai, các bên tham gia quan hệ pháp luật có quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước bảo đảm thực hiện. Có thể là các bên được phép hoặc bắt buộc phải tiến hành những xử sự nào đó, những xử sự này do pháp luật quy định, đó là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật.

Bằng xử sự thực tế của mình, các bên tham gia quan hệ pháp luật đã cụ thể hóa các cách xử sựu mà quy phạm đã nêu thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cho mình. Trong trường hợp các bên thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ pháp lý thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mà nhà nước đã dự kiến trong phần chế tài của quy phạm pháp luật.

Phân loại quan hệ pháp luật

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của qua hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, quan hệ pháp luật được phân chia thành các loại tương ứng với các ngành luật: quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật đất đai…

Căn cứ vào tính xác định của các bên tham gia quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật tuyệt đối và quan hệ pháp luật tương đối. Quan hệ pháp luật tuyệt đối là quan hệ mà một bên của quan hệ là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Bên tham gia quan hệ được xác định là bên có quyền, các bên kia của quan hệ có nghĩa vụ tôn trọng các quyền này và không được vi phạm. Trong quan hệ pháp luật tương đối, các bên tham gia quan hệ pháp luật đều được xác định cụ thể, trong đó chỉ rõ cá nhân, tổ chức có những quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với nhau.

Những tranh chấp dân sự

Tranh chấp dân sự là gì?

Tranh chấp dân sự là những tranh chấp về quyền, quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự như tranh chấp trong việc ký kết, thi hành và thanh toán các hợp đồng mua bán, đầu tư, chuyển giao công nghệ, vận chuyển, bảo hiểm hoặc trong việc thực hiện các quyền về nhân thân hoặc tài sản như quyền tác giả, phát minh, sáng chế, trong ly hôn, thừa kế…

Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là gì

Ví dụ về tranh chấp dân sự

Tranh chấp trong lĩnh vực dân sự:

  • Tranh chấp hợp đồng dân sự
  • Tranh chấp về thừa kế tài sản
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, …

Tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình:

  • Tranh chấp về cấp dưỡng
  • Tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn
  • Tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn, …

Tranh chấp trong lĩnh vực kinh, doanh, thương mại:

  • Tranh chấp giữa công ty với thành viên, tranh chấp giữa những thành viên với nhau
  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và có mục đích lợi nhuận, …

Tranh chấp trong lĩnh vực lao động:

  • Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
  • Bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng, …

Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là gì?

Khái niệm xác định quan hệ pháp luật tranh chấp

Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là hoạt động nhận thức của con người trên cơ sở yêu cầu của đương sự, thông tin khác có trong một tình huống cụ thể nhằm tìm đến những quy định của pháp luật để giải quyết vấn đề được chính xác, đúng đắn.

Vụ án có những quan hệ tranh chấp gì là từ yêu cầu của đương sự. Yêu cầu của đương sự bao gồm yêu cầu của nguyên đơn, phản tố của bị dơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tất cả các yêu cầu đó tạo nên các quan hệ tranh chấp trong vụ án và cũng là phạm vi giải quyết của vụ án. Vụ án có thể chỉ có một quan hệ tranh chấp nhưng cũng có thể có nhiều quan hệ tranh chấp. Xác định đúng quan hệ tranh chấp là để xác định phạm vi xét xử, áp dụng đúng pháp luật, mà trước hết là xác định có những đương sự nào trong vụ án. Xác định đúng quan hệ tranh chấp là đặt tên đúng các yêu cầu của đương sự chứ không phải là tùy tiện mở rộng phạm vi hay thu hẹp phạm vi yêu cầu của đương sự.

Các quan hệ pháp luật tranh chấp trong tố tụng dân sự

Theo Điều 26, Luật Tố tụng Dân sự 2015, những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

  • Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
  • Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
  • Tranh chấp về thừa kế tài sản.
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
  • Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
  • Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
  • Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
  • Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
  • Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  • Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  • Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư về chủ đề “Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là gì”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, thông báo giải thể công ty… Hãy liên hệ qua số điện thoại.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về cơ quan nào?


Theo Điều 1 Luật Tố tụng Dân sự 2015, Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật. Như vậy, thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án.

Đặc điểm của xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là gì?

Đặc điểm của xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là:
– Là hoạt động có tính bắt buộc không thể thiếu trong quá trình giải quyết vụ án
– Là hoạt động phức tạp, được chi phối trong suốt quá trình giải quyết vụ án
– Hoạt động xác định quan hệ pháp luật tranh chấp phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của thẩm phán, Hội đồng xét

Đánh giá post này