CSCĐ có được kiểm tra điện thoại không?

Trà Ly, Thứ bảy, 04/11/2023 - 11:30
Cảnh sát cơ động là lực lượng cảnh sát mà chúng ta thường bắt gặp khi CSCĐ thực hiện nhiệm vụ trên đường. Một số trường hợp để đảm bảo an ninh, trật tự xã hội thì CSCĐ có yêu cầu kiểm tra đồ đạc, phương tiện. Có nhiều người cho rằng CSCĐ kiểm tra điện thoại mình, và phản đối hành động đó. Do đó, nhiều người cho rằng CSCĐ có được kiểm tra điện thoại không? Hãy cùng Hỏi đáp luật tìm hiểu về vấn đề này bài bài viết dưới đây nhé.

Cảnh sát cơ động là ai?

Cảnh sát cơ động là lực lượng bảo vệ an ninh, bảo đảm trật tự – an toàn xã hội mà chúng ta thường thấy khi CSCĐ thực hiện nhiệm vụ trên cách con đường, khu vực. Do đó, để hợp tác hay chấp hành các hiệu lệnh của CSCĐ thì người dân cần phải biết CSCĐ là ai? Để hiểu rõ hơn về CSCĐ, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Theo Điều 3 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Công an nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

CSCĐ có được kiểm tra điện thoại không?
CSCĐ có được kiểm tra điện thoại không?

Quyền được bảo vệ an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Có thể chúng ta đã biết điện thoại và các thông tin trong điện thoại là bí mật cá nhân của mỗi người, do đó pháp luật có quy định bảo vệ an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Để đảm bảo các quyền lợi này của mình thì người dân cần nắm được quyền được bảo vệ an toàn thư tín, điện thoại, điện tín. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.

Tại khoản 1, khoản 2 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền về bí mật cá nhân như sau:

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Ngoài ra, Điều 12 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định:

Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân.

Như vậy, cá nhân được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín. Do đó, việc thu thập, sử dụng và công khai thông tin trong thư tín, điện thoại, điện tín liên quan đến cá nhân phải được cá nhân đó đồng ý.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người hoặc cơ quan có thẩm quyền có thể khám xét, tịch thu, kiểm tra điện thoại của công dân.

Xem thêm nạn nhân TNGT viết đơn bãi nại thì tài xế có bị khởi tố nữa không

CSCĐ có được kiểm tra điện thoại không?

Một số người cho rằng đã từng bị CSCĐ kiểm tra điện thoại, và họ rất bức xúc về vấn đề này. Trong một số trường hợp, CSCĐ sẽ kiểm tra phương tiện, đồ vật của công dân để thực hiện nhiệm vụ quan trọng. Vậy, CSCĐ có được kiểm tra điện thoại không? Nếu có thì được kiểm tra điện thoại trong trường hợp nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung dưới đây nhé.

Việc kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu của CSCĐ được tiến hành trong các trường hợp được quy định khoản 1 Điều 15 Thông tư 54/2022/TT-BCA, cụ thể như sau:

Điều 15. Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu

1. Cảnh sát cơ động kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Cảnh sát cơ động.

Theo đó, tại khoản 4 Điều 12 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định:

“4. Cảnh sát cơ động được kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;

b) Phát hiện người phạm tội quả tang, người bị truy nã, bị truy tìm;

c) Có căn cứ cho rằng trong người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật, nếu không kiểm tra, kiểm soát ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy.

Khi đó, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao nếu có liên quan đến trật tự an toàn giao thông, thì CSCĐ có quyền thẩm quyền kiểm tra hành chính các phương tiện đang lưu thông trên đường.

Như vậy, những chiến sĩ CSCĐ chỉ có quyền kiểm tra điện thoại khi có căn cứ để cho rằng nếu không khám ngay thì tang vật, tang chứng có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy.

Nếu rơi vào trường hợp này, cá nhân có trách nhiệm phải hợp tác với CSCĐ trong việc khám phương tiện và các đồ vật này.

Trên đây là giải đáp của Hỏi đáp luật về vấn đề “CSCĐ có được kiểm tra điện thoại không“. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

CSCĐ có nhiệm vụ gì?

Nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động theo Điều 9 Luật Cảnh sát cơ động 2022 như sau:
“Điều 9. Nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động
1. Tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an về biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;xây dựng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
2. Sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu để chống hành vi bạo loạn, khủng bố.
3. Sử dụng biện pháp vũ trang và các biện pháp công tác khác để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Tấn công, ngăn chặn đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc con tin, sử dụng bạo lực xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức;
b) Giải tán các vụ việc tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự;
c) Bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt;
d) Tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự.
4. Xây dựng, diễn tập phương án để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình xây dựng và thực hiện phương án của Cảnh sát cơ động.
5. Huấn luyện, bồi dưỡng điều lệnh, quân sự, võ thuật, kỹ thuật, chiến thuật đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động và cán bộ, chiến sĩ, học viên trong Công an nhân dân; chủ trì, phối hợp huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách và lực lượng được huy động tham gia chống khủng bố; tham gia huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ thuộc các Bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật.
6. Quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
7. Thực hiện nghi lễ trong Công an nhân dân và các sự kiện quan trọng theo quy định.
8. Phối hợp, hỗ trợ các lực lượng trong Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị, các lực lượng khác trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan.

CSCĐ có quyền gì?

Nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động theo Điều 10 Luật Cảnh sát cơ động 2022 như sau:
“Điều 10. Quyền hạn của Cảnh sát cơ động
1. Sử dụngvũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Điều 15 của Luật này.
2. Được mang theo người vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự để làm nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chống khủng bố, giải cứu con tin; trấn áp đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ;
b) Bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt; áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
c) Sử dụng tàu bay do cấp có thẩm quyền huy động riêng cho Cảnh sát cơ động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.
3. Ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của Cảnh sát cơ động trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo quy định tại Điều 16 của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.
6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế của công trình, trụ sở, nhà ở, phương tiện, trừ công trình quốc phòng, khu quân sự, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng; được vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân theo quy định tại Điều 13 của Luật này để chống khủng bố, giải cứu con tin.
7. Các quyền hạn khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan.”

Đánh giá post này