Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
- Nghị định 91/2019/NĐ-CP
Thế nào là lấn, chiếm đất đai?
Câu hỏi: Mảnh đất của gia đình chúng tôi và ông M hàng xóm được phân định bằng một hàng rào tạm bợ bằng cọc tre do chúng tôi dựng nên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ông M cố tình dịch chuyển hàng rào lấn sang diện tích đất nhà chúng tôi, gây ra những mâu thuẫn giữa gia đình tôi và gia đình M. Tôi định khởi kiện ông M vì hành vi lấn chiếm đất đai. Tuy nhiên, bạn bè tôi khuyên tôi cần tìm hiểu cụ thể những quy định về lấn, chiếm đất đai. Lấn đất và chiếm đất là hành vi khác nhau. Vậy thế nào là lấn, chiếm đất đai? Mong được luật sư giải đáp.
Trên thực tế, các vụ lấn chiếm đất đai xảy ra rất nhiều, không còn quá xa lạ. Chính những hành vi này là nguyên nhân dẫn đến các vụ tranh chấp đất đai. Nghị định 91/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành nhằm quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, trong đó, khoản 1 và khoản 2 Điều 3 có quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, hành vi lấn đất phải có dấu hiệu của dịch chuyển hay thay đổi ranh giới, mốc giới của một thửa đất trên thực tế nhằm mở rộng diện tích đất để sử dụng. Việc này không được sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai (khác biệt so với diện tích được quy định trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hay được sự đồng ý từ người sử dụng hợp pháp của thửa đất bị lấn.
Đối với hành vi chiếm đất, thông thường, đây sẽ là hành vi tự ý sử dụng phần đất (đất tự nhiên, đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác) mà không có sự cho phép, không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quyền sử dụng.
Việc phân biệt rõ thế nào là lấn đất và chiếm đất có vai trò vô cùng quan trọng để xác định hướng giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp (nếu có) cũng như xác định chế tài xử phạt.
Nếu bạn muốn biết thêm về Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhà đất nhanh chóng, chính xác một cách đầy đủ, hãy xem bài viết này.
Quy định về sổ đỏ
Câu hỏi: Cháu năm nay 17 tuổi và rất thích tìm hiểu về pháp luật, định hướng chọn ngành nghề của cháu cho kỳ thi sắp Đại học sắp tới là ngành Luật. Gần đây, cháu có nghe bố mẹ nhắc đến sổ đỏ. Lúc đầu cháu nhầm lẫn sang sách đỏ – danh sách những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng nhưng được bố mẹ giải thích rằng, sổ đỏ là một loại giấy tờ pháp lý liên quan đến đất đai. Vậy luật sư có thể phân tích cho cháu hiểu rõ hơn những quy định về sổ đỏ được không ạ?
Sổ đỏ (hay còn được gọi là bìa đỏ) là những thuật như quen thuộc mà người dân hay sử dụng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất – một loại giấy tờ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Điều 3 Luật Đất đai 2013 có quy định như sau: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Theo quy định của Chính phủ, sổ đỏ sẽ được cấp cho những thửa đất ở khu vực nông thôn (khu vực ngoài đô thị). Những loại đất có thể được cấp sổ đỏ bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm nuối và đất thổ cơ, đất thương mại ở tại nông thôn.
Để được cấp sổ đỏ, bạn cũng cần đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Những trường hợp được Nhà nước cấp sổ đỏ được quy định tại Điều 99 Luật Đất đai 2013 như sau:
“a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.”
Bị lấn đất có thể căn cứ sổ đỏ để đòi lại không?
Câu hỏi: Gia đình tôi hiện tại sinh sống tại Bắc Giang, trên một mảnh đất bố mẹ để lại và có sổ đỏ. Hàng xóm của chúng tôi trong những năm gần đây có hành vi lấn đất, lợi dụng những đặc điểm tự nhiên ở ranh giới, thường xuyên dịch chuyển hàng rào làm ranh giới giữa mảnh đất gia đình tôi và mảnh đất gia đình họ. Phần diện tích đất họ lấn cũng kha khá. Vậy, luật sư hãy giúp tôi rằng, tôi có thể dựa vào sổ đỏ để đòi lại phần đất đã bị lấn hay không?
Thông qua khái niệm về sổ đỏ chúng tôi đã đề cập ở trên, có thể thấy rằng, sổ đỏ có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định các quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền với đất. Trong sổ đỏ có đầy đủ những thông tin liên quan đến mảnh đất, bao gồm cả diện tích và ranh giới cụ thể. Hành vi lấn đất, tự ý thay đổi ranh giới đất đai hay hành vi chiếm đất thuộc quyền sử dụng của người khác nếu phát sinh các tranh chấp thì sẽ thuộc trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất.
Xem thêm Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhà đất nhanh chóng, chính xác
Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013 có quy định như sau:
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;”
Như vậy, dựa vào căn cứ pháp lý trên, gia đình anh/chị hoàn toàn có thể dựa vào sổ đỏ để đòi lại phần đất bị lấn bằng cách khởi kiện đến Tòa án để đòi lại phần đất bị lấn. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có mảnh đất bị lấn sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc này.
Tuy nhiên, theo Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013, khi bị hàng xóm lấn đất thì trước hết, anh/chị cần thương lượng, tự hòa giải với bên hàng xóm để đòi lại phần diện tích bị lấn. Nếu không tự hòa giải, thương lượng được thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành hòa giải. Nếu việc hòa giải không thành thì anh/chị có thể tiến hành khởi kiện.
Để khởi kiện đòi lại đất đã bị lấn chiếm, anh/chị cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
– Đơn khởi kiện theo mẫu quy định;
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, cụ thể ở đây là bản sao sổ đỏ có công chứng;
– Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã và có chữ ký của các bên;
– Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người khởi kiện;
– Các giấy tờ chứng minh khác (văn bản đo đạc, trích lục hồ sơ địa chính…).
Trên đây là những chia sẻ của Hỏi đáp luật về việc đòi lại đất bị lấn khi có sổ đỏ. Chúng tôi hy vọng rằng, bài viết này sẽ thực sự hữu ích!
Câu hỏi thường gặp
Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 có quy định như sau:
“Điều 228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai
1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Như vậy, hành vi lấn chiếm đất đai vẫn có thể bị xử lý hình sự nếu như vi phạm khi đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hay đã bị kết án, chưa được xóa án tích. Mức phạt có thể là phạt tiền, phạt cải cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn. Mức phạt sẽ được tăng nặng nếu hành vi lấn đất được thực hiện có tổ chức, thực hiện từ lần thứ 2 trở lên hay việc tái phạm mang tính chất nguy hiểm cho xã hội.
Điều 205 Luật Đất đai 2013 có quy định như sau:
“Điều 205. Giải quyết tố cáo về đất đai
1. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
2. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.”
Lấn đất là hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể tố cáo hành vi lấn đất của người khác. Việc tố cáo này cần đảm bảo theo quy định của pháp luật về tố cáo.