Điều chỉnh chủ hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một vấn đề quan trọng và phức tạp, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay của xã hội. Việc thay đổi chủ hộ gia đình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đòi hỏi sự chặt chẽ, rõ ràng, và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Dưới đây là cách điều chỉnh chữ “hộ” trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Luật Đất đai năm 2013
Điều chỉnh chữ “hộ” trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hoạt động như thế nào?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là loại giấy tờ vô cùng quan trọng trong hệ thống pháp luật và quản lý bất động sản của một quốc gia. Hiện nay, mẫu Giấy chứng nhận mới có tên pháp lý đầy đủ là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” đã trở thành một tài sản quý báu đối với chủ sở hữu. Điều này không chỉ đảm bảo tính pháp lý và quyền sở hữu của họ mà còn thể hiện sự rõ ràng và minh bạch trong việc quản lý bất động sản.
Theo quy định của hệ thống pháp luật hiện hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đất đai trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện sở hữu, thông nhất để quản lý. Trên cơ sở quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, Giấy chứng nhận là một loại giấy tờ được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã đưa ra khái niệm về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp cho người có quyền sở dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp.
Hiện nay, pháp luật đất đai không đưa ra khái niệm, cách hiểu về điều chỉnh chủ hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình. Tuy nhiên, tiếp cận theo cách hiểu thông thường kết hợp với sự phân tích, tìm hiểu về khái niệm chủ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên, điều chỉnh chủ hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những trường hợp được phép thực hiện, pháp luật không cấm. Trên thực tế, để tiến hành thay đổi, điều chỉnh chủ hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ gia đình đó cần thực hiện thay đổi chủ hộ trong sổ hộ khẩu của hộ gia đình mình. Việc điều chỉnh chủ hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là việc thay đổi người đại diện cho hộ gia đình hiện đang đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang cho một chủ hộ, cá nhân khác có thể là thành viên khác trong hộ gia đình đó. Điều này giúp đảm bảo tính công bằng, rõ ràng trong việc quản lý và sử dụng đất đai, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể liên quan.
Hồ sơ thực hiện điều chỉnh chữ “hộ” trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Điều chỉnh chủ hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một vấn đề quan trọng và phức tạp, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay của xã hội. Việc thay đổi chủ hộ gia đình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đòi hỏi sự chặt chẽ, rõ ràng, và tuân thủ theo quy định của pháp luật để đảm bảo quá trình này diễn ra một cách công bằng và minh bạch.
Theo Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường ngày 19 tháng 4 năm 2014 Quy định về quy cách ghi thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, được sử đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 6 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 29 tháng 9 năm 2017 Quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, khi hộ gia đình có yêu cầu xác nhận thay đổi thông tin về chủ hộ đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, chủ hộ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm những tài liệu sau:
Thứ nhất, Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK (ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 29 tháng 9 năm 2017 Quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Thứ hai, bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
Thứ ba, bản sao Giấy tờ chứng minh cho việc thay đổi chủ hộ. Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu thay đổi chủ hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần chuẩn bị Bản sao Sổ hộ khẩu gia đình.
Quy trình này nhằm đảm bảo tính chính xác và hợp pháp trong việc thay đổi thông tin chủ hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của tất cả các bên liên quan đối với tài sản đất đai.
Cách điều chỉnh chữ “hộ” trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Để thực hiện việc điều chỉnh chữ “hộ” trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách hiệu quả, đầu tiên, gia đình hoặc hộ gia đình cần xác định rõ mục đích và lý do cụ thể cho việc thay đổi chủ hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này có thể liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản, di chuyển địa điểm cư trú, hoặc các tình huống đặc biệt khác.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhân mang hồ sơ điều chỉnh lại chủ hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Ủy ban nhân xã/ phường/ thị trấn hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (trong trường hợp chưa có Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất); hoặc địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả cho chủ hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân xã/ phương/ thị trấn hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký đất đai) sẽ tiếp nhận hồ sơ khi hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu điều chỉnh lại chủ hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang hồ sơ đến nộp. Trường hợp hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân chưa hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho hộ gia đình, cá nhân biết thông tin để bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của hộ gia đình, cá nhân, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết và thực hiện các thủ tục cần thiết để xử lý hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân khi có yêu cầu điều chỉnh chủ hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 4: Trả kết quả
Thời gian trao trả kết quả của hồ sơ theo quy định do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhận được hồ sơ hợp lệ; hoặc không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn.
Lưu ý, thời gian trả kết quả nêu trên sẽ không bao gồm ngày lễ, ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật) theo quy định của Nhà nước.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ sang tên sổ đỏ Luật sư với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Cách điều chỉnh chữ “hộ” trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh” đã được Luật sư giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thủ tục đính chính sang tên sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Bảo hiểm nhân thọ có phải đa cấp không?
- Tại sao vay ngân hàng phải mua bảo hiểm nhân thọ?
Câu hỏi thường gặp
Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, trong khu rừng phòng hộ nếu không sinh sống trong những khu vực đó.
Như vậy, thông qua những quy định về sự hạn chế đối với quyền chuyển nhượng, Nhà nước có thể điều tiết quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá nhân để thực hiện chính sách bảo đảm cho người làm nông nghiệp có đất để sản xuất đồng thời ngăn chặn những tác động tiêu cực của việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép, hạn chế việc đầu cơ ruộng đất.