Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không?

Trà Ly, Thứ năm, 19/10/2023 - 17:55
Do tin tưởng đối với những người vay tiền nhu bạn bè, người thân,... nên một số người dễ dàng cho người khác vay tiền mà không có giấy tờ ghi nhận sự việc. Có thể thấy, có không ít người đã bị mất tiền do bên vay khẳng định không vay tiền và không có giấy vay tiền làm bằng chứng chứng minh việc vay tiền. Do đó, nhiều người thắc mắc rằng cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Hỏi đáp luật nhé.

Cho vay tiền có bắt buộc phải viết giấy tờ không?

Có nhiều nhiều hiện nay cho người thân, đồng nghiệp, bạn bè vay tiền chỉ bằng lời nói. Cùng với đó là không ít người đã bị bên vay từ chối trả nợ do không có giấy tờ ràng buộc pháp lý. Do đó, nhiều người lo ngại về vấn đề cho vay tiền không có giấy tờ sẽ không đảm bảo về mặt pháp lý. Vậy, cho vay tiền có bắt buộc phải viết giấy tờ không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé.

Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không?

Căn cứ khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:

– Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

– Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

Bên cnahj đó, tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Như vậy, vay tiền là giao dịch dân sự thông qua thỏa thuận vay tài sản. Pháp luật không quy định bắt buộc thỏa thuận vay tài sản phải thể hiện bằng văn bản. Do đó, cho vay tiền không bắt buộc phải viết giấy tờ mà có thể thực hiện thông qua lời nói hoặc hành vi cụ thể.

Đọc thêm có phải học xong trường luật sẽ trở thành luật sư

Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không?

Như đã phân tích bên trên, việc cho vay tiền được thực hiện thông qua lời nói, hành động hoặc văn bản. Do đó, cho vay tiền không viết giấy tờ mà chỉ hiện qua lời nói, hành động vẫn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hai bên. Tuy nhiên, cho vay tiền không có giấy tờ không phải mọi trường hợp đều hợp pháp. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để biết cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không nhé.

Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

– Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

– Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy, việc cho vay tiền không có giấy tờ khi đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự thì vẫn hợp pháp và người cho vay tiền hoàn toàn có thể đòi nợ người vay.

Xem thêm nạn nhân TNGT viết đơn bãi nại thì tài xế có bị khởi tố nữa không

Cách đòi được nợ khi không có giấy tờ cho vay?

Việc không có giấy tờ cho vay tiền phần nào gây bất lợi cho bên cho vạy. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có thể đòi nợ bằng cách đàm phám hoặc thậm chí là khởi kiện ra Tòa án. Tuy vào trường hợp trên thực tế, người cho vay có thể lựa chọn cách đòi nợ phù với với tình hình thực tế. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được cách đòi được nợ khi không có giấy tờ cho vay nhé.

Để yêu cầu bên vay trả nợ thì bên cho vay trước hết nên đàm phán, thỏa thuận với bên vay về việc trả nợ. Nếu bên vay vẫn cố tình không trả nợ thì lúc này có thể khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Theo đó, khi khởi kiện đòi nợ, bên cho vay cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Đơn khởi kiện.

– Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD, hộ chiếu…

– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh việc cho vay.

Về chứng cứ chứng minh tồn tại giao dịch vay tiền theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử;

2. Vật chứng;

3. Lời khai của đương sự;

4. Lời khai của người làm chứng;

5. Kết luận giám định;

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;

8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập;

9. Văn bản công chứng, chứng thực;

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Như vậy, chứng cứ chứng minh tồn tại giao dịch vay tiền có thể kể đến các chứng cứ như bản ghi âm lại lời nói hay có sự xác nhận từ người đi vay qua email, tin nhắn điện thoại, phương tiện điện tử khác…

Lưu ý: bên cho vay chỉ nên đòi nợ bằng đàm phán hoặc khởi kiện ra Tòa án mà không được dùng vũ lực, đe dọa hay bắt giữ trái pháp luật bên vay.

Vấn đề “cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không” đã được Hỏi đáp luật giải đáp qua bài viết trên đây. Hy vọng hữu ích cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ của bên cho vay nợ như thế nào?

Tại Điều 465 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa cụ của bên vay nợ cụ thể như sau:
Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho vay
1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay nợ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa cụ trả nợ của bên vay nợ như sau:
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

❓ Câu hỏi:Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không?
📰 Chủ đề:Luật dân sự
⏱ Thời gian đăng:19/10/2023
⏰ Ngày Cập nhật:19/10/2023
5/5 - (1 bình chọn)