Ý nghĩa của việc sử dụng các biển báo cấm
An toàn giao thông là chủ đề luôn được quan tâm trong xã hội hiện nay. Nhà nước ta đã triển khai nhiều các chính sách khác nhau liên quan đến việc quản lý việc tham gia giao thông hiệu quả. Bên cạnh các loại đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, dải phân cách,… nhà nước ta còn ban hành các loại biển báo nhằm hướng dẫn cho người tham gia giao thông đảm bảo an toàn.
Một trong những loại biển báo xuất hiện phổ biến chính là biển báo cấm. Biển báo này có ý nghĩa quan trọng trong công tác điều phối giao thông hiện nay, cụ thể như sau:
Thứ nhất, biển báo cấm giúp hạn chế xảy ra tình trạng kẹt xe vào các giờ cao điểm. Trong một số cung đường, nhà nước sẽ cấm một số loại phương tiện có kích thước lớn như xe tải lưu thông vào đường này nhằm tạo điều kiện cho các phương tiện khác đi lại.
Thứ hai, biển báo cấm giúp đẩy lùi các vụ tai nạn giao thông xảy ra. Nhiều loại xe khi đi vào khu dân cư sẽ tiềm ẩn các nguy cơ cao xảy ra các vụ va chạm nên nhà nước sẽ cấm các loại xe này nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân.
Thứ ba, biển báo cấm nhằm hạn chế các loại xe chở hàng cồng kềnh lưu thông vào các con đường có diện tích hẹp, nhiều vật cản, gây ùn tắc giao thông.
Nếu các tài xế vì thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết mà vi phạm các loại biển báo thì hậu quả vô cùng nguy hiểm. Không chỉ bị xử phạt hành chính mà tài xế còn gây ra các tình trạng tiêu cực khác, ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông của khu vực đó.
Chính vì vậy, việc hiểu biết các loại biển báo đối với các bác tài xế rất quan trọng hiện nay để đảm bảo lưu thông an toàn.
Có bao nhiêu loại bảng cấm xe tải hiện nay?
Có nhiều phương tiện tham gia lưu thông trên đường hiện nay, mỗi loại phương tiện phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, dù là loại phương tiện nào thì cũng cần tuân theo các biển báo cấm khi tham gia giao thông hiện nay. Đối với xe tải, có nhiều loại biển báo cấm khác nhau mà tài xế cần nhận diện để tránh vi phạm pháp luật. Cụ thể như sau:
Theo Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT, các loại bảng cấm xe tải hiện nay bao gồm:
+ Biển thứ nhất: Biển số P.106a
Đây là biển báo cấm ô tô xe tải. Biển báo được ký hiệu bằng hình tròn, viền đỏ, nền trắng. Trên biển báo có thể nhận diện bằng hình chiếc xe tải màu đen với gạch chéo màu đỏ thể hiện là biển báo cấm theo quy định.
+ Biển thứ hai: Biển số P.106b
Tương tự, đây cũng là biển báo cấm ô tô xe tải. Cũng giống với biển báo trên về hình thức nhưng khác ở chỗ trên chiếc xe có ghi con số “2,5t”. Con số này biểu thị xe tải với khối lượng 2,5 tấn. Con số này biểu thị đây là biển báo cấm xe tải có trọng tải từ 2.5 tấn trở lên lưu thông vào cung đường này.
+ Biển thứ ba: Biển số P.106c
Khác với hai biển báo trên, đây là biển báo cấm các loại xe ô tô tải lưu thông (ương nhiên sẽ ngoại trừ các loại xe ưu tiên chẳng hạn như xe cứu thương, xe chữa cháy,…). Biển báo này cũng được ký hiệu hình tròn với viền đỏ, nền trắng, gạch chéo màu đỏ biểu thị biển cấm. Bên trong biển ký hiệu hình khối màu cam hình chữ nhật có bo tròn ở hai góc trên nhằm ẩn dụ cho hình ảnh các loại xe ô tô tải.
+ Biển cuối cùng: Biến số P.107
Đây là biển báo báo hiệu cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải nói chung. Khi bắt gặp biển số P.107 trên đường thì đồng nghĩa với việc cung đường này sẽ cấm các loại xe như xe ô tô khách và xe ô tô tải lưu thông, nếu các phương tiện bị cấm lưu thông vào sẽ bị xử phạt theo quy định.
Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến làm sổ đỏ cho đất không có giấy tờ.
Mức xử phạt khi xe tải đi vào đường có bảng cấm
Anh T vừa đậu kỳ thi sát hạch và được cơ quan có thẩm quyền cấp bằng lái xe tải theo quy định. Gần đây, anh T được công ty thuê chở một chuyến hàng bằng xe tải sang tỉnh khác để giao cho khách. Vì chưa nhớ hết các loại biển báo nên anh T lo sợ mình sẽ đi nhầm vào các đường có biển cấm. Anh T băn khoăn không biết liệu theo quy định hiện nay, trong trường hợp xe tải đi vào đường có bảng cấm thì bị xử phạt bao nhiêu tiền, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP, Mức xử phạt khi xe tải đi vào đường có bảng cấm như sau:
Thứ nhất, đối với các bác tài lái xe tải đi vào các cung đường mà cơ quan nhà nước đã gắn biển báo cấm thì có nguy cơ đối mặt với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Thứ hai, các bác tài ngoài nguy cơ bị xử phạt hành chính với mức phạt nêu trên thì còn có thể bị cảnh sát giao thông áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác, điển hình là hình phạt giam bằng lái tài xế.
Thời gian các bác tài bị giam bằng có thể kéo dài từ 01 tháng hoặc lên đến 03 tháng tuỳ theo từng trường hợp mà các bác tài xế lái xe tải đi vào đường cấm vi phạm.
Có thể thấy, chỉ vì một chút thiếu hiểu biết về các loại biển báo cấm mà nguy cơ các bài bị xử phạt rất cao. Do đó, trong quá trình hành nghề tài xế thì các bác tài tuyệt đối không được lơ là về việc nhận biết các loại biển báo cấm trên đường để hạn chế tối đa rủi ro khi tham gia giao thông. Thông qua bài viết này hi vọng đã giúp được phần nào các bác tài xế nói chung và tài xế xe tải nói riêng nhận biết được các loại biển báo cấm hiện nay để tránh vi phạm không đáng có.
Mời bạn tham khảo thêm:
- Giấy viết tay mua bán đất có hiệu lực không?
- Thi bằng lái xe máy ở đâu đúng với quy định?
- Mất xe máy thì báo công an ở đâu?
Các câu hỏi thường gặp:
Giờ cấm xe tải Hà Nội được quy định như sau:
Giờ cấm xe tải 500kg Hà Nội nói riêng và các loại xe tải có trọng lượng dưới 1,25 tấn sẽ bị cấm trong khung giờ từ 6:00-9:00 và từ 15:00 – 21:00, ngoài khung giờ này thì các phương tiện này sẽ được phép hoạt động như bình thường.
Các loại xe tải có trọng lượng từ 1,25 tấn đến dưới 2,5 tấn chỉ được phép lưu thông trong khoảng thời gian từ 21:00h đến 6:00h. Ngoài thời gian này thì cần phải có giấy phép lưu hành của các cơ quan có thẩm quyền mới được phép hoạt động.
Các loại xe tải có trọng lượng trên 2,5 tấn thường bị cấm hoạt động từ 6:00h-21:00h hàng ngày.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm sau đây:
Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
(Điểm a khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)