Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Bài viết dưới đây Luật Sư sẽ cung cấp thêm thông tin về cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?
– Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra; giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội cấp đó quyết định theo Hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Số lượng Ủy viên Ban Thường vụ không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Chấp hành. Ở cấp Trung ương. Số lượng Bí thư Trung ương Đoàn không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Thường vụ.
– Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh; cấp dưới phục tùng cấp trên; thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
– Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn; các thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình; ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc. Song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.
– Đại hội, hội nghị của các cơ quan lãnh đạo của Đoàn chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên được triệu tập tham dự. Trường hợp thành viên được triệu tập theo cơ chế đại biểu thì phải có ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu và thay mặt cho ít nhất hai phần ba (2/3) số tổ chức Đoàn trực thuộc tham dự. Quyết định của đại hội, hội nghị chỉ có giá trị khi được sự đồng ý của trên một phần hai (1/2) số thành viên có mặt.
Chức năng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
– Đoàn là Đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, Nhà nước và các ngành. Đoàn luôn luôn xác định nhiệm vụ của mình là đội quân xung kích cách mạng tích cực tham gia xây dựng Đảng và là người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của Bác Hồ.
– Đoàn là Trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động giúp học tập rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay.
– Đoàn là Người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. Chức năng này khẳng định rõ tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên; vì thanh niên.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ bí thư chi đoàn mới nhất năm 2022
- Mẫu bài phát biểu tham luận đại hội chi bộ mới nhất
- Tiêu chí tác phong lề lối làm việc của nhân viên
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật Sư về vấn đề “Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư, hãy liên hệ: 0568466666.
Câu hỏi thường gặp
Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp:
– Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).
– Cấp huyện và tương đương.
– Cấp tỉnh và tương đương.
– Cấp Trung ương.
– Danh sách bầu cử phải được đại hội, hội nghị đại biểu thảo luận và thông qua bằng biểu quyết.
– Việc bầu cử của Đoàn được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín; hoặc biểu quyết. Riêng bầu các thành viên cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín.
– Nếu bầu cử không đúng nguyên tắc; thủ tục quy định. Phải tổ chức bầu lại.