Chào Luật sư, theo tôi được biết công dân sẽ có quyền bầu cử để lựa chọn ra những người đại diện cho tiếng nói của mình. Tuy nhiên, cũng có trường hợp công dân không có quyền bầu cử. Vậy đó là trường hợp nào? Công dân không được thực hiện quyền bầu cử tại thời điểm nào sau đây? Cháu tôi dưới 18 tuổi thì có được bầu cử hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Theo quy định hiện hành, những công dân chưa đủ 18 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không được đi bầu cử đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân không được thực hiện quyền bầu cử tại thời điểm nào sau đây? Hãy cùng Luật sư tham khảo thông qua bài viết dưới đây nhé:
Căn cứ pháp lý
- Hiến pháp năm 2013
Quyền bầu cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân
Quyền bầu cử; quyền ứng cử là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân. Quyền bầu cử là quyền của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền bầu cử bao gồm việc đề cử; giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu; tức là quyền chủ động trong lựa chọn người đại diện cho mình của công dân.
Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội; HĐND các cấp”. Như vậy; có thể xác định quyền bầu cử của công dân chính là việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước; quyền này thể hiện ở việc giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội và HĐND các cấp.
Nhà nước là do nhân dân bầu ra; không có lá phiếu của công dân thì không thể thành lập được các cơ quan nhà nước để thực hiện việc quản lý xã hội; xây dựng xã hội dân chủ; công bằng; văn minh mà người dân hằng mong muốn. Bởi vậy; bầu cử còn là trách nhiệm; nghĩa vụ của công dân; thể hiện ở việc giới thiệu, chọn lựa người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước; tham gia bỏ phiếu theo đúng quy định.
Công dân không được thực hiện quyền bầu cử tại thời điểm nào sau đây
Theo quy định hiện hành, những công dân chưa đủ 18 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không được đi bầu cử đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Ngoài ra, những người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, Người mất năng lực hành vi dân sự cũng không được phép ghi tên vào danh sách cử tri.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 30 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND quy định: “Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri”.
Cách tính độ tuổi của công dân đủ điều kiện bầu cử
Cách tính tuổi công dân được thực hiện như sau:
– Tuổi của công dân được tính từ ngày; tháng; năm sinh ghi trong Giấy khai sinh đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV; đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã được ấn định (ngày 23.5.2021). Trường hợp không có Giấy khai sinh thì căn cứ vào thông tin ghi trong Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu để tính tuổi thực hiện quyền bầu cử; ứng cử.
– Mỗi tuổi tròn được tính từ ngày; tháng sinh dương lịch của năm trước đến ngày; tháng sinh dương lịch của năm sau.
– Trường hợp không xác định được ngày sinh thì lấy ngày 01 của tháng sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử. Trường hợp không xác định được ngày và tháng sinh thì lấy ngày 1.1 của năm sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.
Ủy quyền người khác đi bầu cử thay có được không?
Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội; Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân cũng quy định tại Điều 69: Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp HĐND.
Cử tri phải tự mình đi bầu cử và không được nhờ người khác bầu cử thay; trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
Căn cứ quy định nêu trên thì mỗi công dân phải tự mình đi bầu cử và không được phép nhờ người khác đi bầu cử thay; trừ một vài trường hợp đặc biệt theo luật định. Các trường hợp đặc biệt này (tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 69 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND) gồm:
Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ; nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Trong trường hợp cử tri ốm đau; già yếu; khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở; chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
Không đi bầu cử có bị làm sao không?
Quyền bầu cử được quy định tại Điều 27 Hiến Pháp năm 2013: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội; Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Theo đó; bầu cử là quyền của mỗi công dân; họ có quyền đi bầu cử hoặc không đi bầu cử; không ai được quyền bắt ép ai bầu cử theo ý chí của họ. Cán bộ xã phường chỉ có nhiệm vụ nhắc nhở người dân đi bỏ phiếu không được xử phạt hay gây khó khăn.
Mọi hành vi gây khó khăn bằng biện pháp hành chính như không ký các loại giấy tờ; trừ điểm thi đua; hạ hạnh kiểm sinh viên…. đối với những cử tri không tham gia bầu cử đều là những hành vi xâm hại quyền tự do của công dân; không có quy định nào của pháp luật về vấn đề xử phạt này.
Các cơ quan Nhà nước mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện để người dân nâng cao ý thức, tham gia bầu cử. Đây cũng là cơ hội để người dân lựa chọn ra những người “có đức, có tài”, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình, thay mặt mình tham gia vào hệ thống chính trị…
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Công dân không được thực hiện quyền bầu cử tại thời điểm nào sau đây”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu thông tin quy hoạch, xin giấy phép bay flycam, văn bản tạm ngừng kinh doanh, hợp thức hóa lãnh sự tại việt nam, công ty tạm ngưng kinh doanh… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0568.466.666.
Câu hỏi thường gặp
Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.
Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.
Theo pháp luật Việt Nam, chế độ bầu cử gồm: phương thức bầu cử; phạm vi, giới hạn của quyền bầu cử và ứng cử của người dân; các nguyên tắc bầu cử; quy trình của một cuộc bầu cử cùng các vấn đề khác có liên quan.