Đất đai là tài nguyên có giá trị lớn, được đánh giá là nguồn nội lực có vai trò quan trọng đối với quốc gia trong đời sống kinh tế xã hội. Theo quy định hiện hành đất đai được xác định là thuộc sở hữu toàn dân, người dân có quyền sử dụng đất đai và do nhà nước đại diện làm chủ sở hữu, việc này được thể hiện qua việc nhà nước công nhận cá nhân, tổ chức được thực hiện các quyền sử dụng, định đoạt đối với đất đai. Bên cạnh các quyền mà người sử dụng đất được hưởng thì nhà nước cũng quy định những nghĩa vụ mà người sử dụng đất cần phải thực hiện như qua khoản đóng góp thuế hàng năm. Vậy người sử dụng đất cần nộp thuế đất hàng năm khi nào? Đất ở bao nhiêu mét vuông thì phải đóng thuế? Bạn đọc hãy cùng Luật sư tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2013;
- Nghị định 126/2020/NĐ-CP
Thuế sử dụng đất là gì?
Thuế sử dụng đất là loại thuế mà người sử dụng đất phải nộp trong quá trình sử dụng đất. Đây là một loại thuế gián thu được áp dụng đối với quyền sử dụng đất. Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất, được Nhà nước giao quyền sử dụng đất.
Đất ở bao nhiêu mét vuông thì phải đóng thuế?
Hiện nay, thực hiện theo quy định tại Luật đất đai năm 2013, đất đai được phân loại thành hai nhóm chủ yếu bao gồm các loại đất sử dụng trong nông nghiệp và phi nông nghiệp. Các loại đất này đều được quy định là đối tượng mà những cá nhân, tổ chức khi sử dụng phải đóng thuế sử dụng đất hằng năm theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 và Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010. Theo đó, việc đóng thuế sử dụng đất hàng năm sẽ phát sinh khi có điều kiện cụ thể như sau:
– Việc đóng thuế sử dụng đất hàng năm do các tổ chức, cá nhân đã được công nhận về quyền sử dụng đất hoặc do những người đang thực tế sử dụng đất thực hiện.
– Loại đất mà cá nhân, tổ chức sử dụng được xác định là một trong các đối tượng mà pháp luật ghi nhận là đối tượng phải chịu thuế, bao gồm:
+ Các loại đất được sử dụng trong nông nghiệp như đất trồng trọt, trồng rừng hay nuôi trồng thủy sản.
+ Các loại đất được sử dụng ngoài mục đích nông nghiệp (hay còn gọi là đất phi nông nghiệp) như đất ở, đất được sử dụng nhằm mục đích kinh doanh hoặc sản xuất hay các loại đất khác thuộc nhóm này thuộc đối tượng không chịu thuế nhưng được sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Như vậy, pháp luật không quy định việc đất ở bao nhiêu mét vuông thì phải đóng thuế mà việc tính thuế sẽ dựa theo căn cứ nêu trên.
Trường hợp nào không phải đóng thuế nhà đất năm 2023?
Bên cạnh các đối tượng phải chịu thuế nhà đất, một số nhóm đối tượng được Nhà nước miễn khoản thuế này, bao gồm:
Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp dùng cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; đất làm muối; đất trồng cây hằng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm
- Đất nông nghiệp của các đối tượng:
- Cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất, công nhận đất dùng để sản xuất nông nghiệp, nhận chuyển quyền sử dụng
- Cá nhân, hộ gia đình là thành viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, lâm trường viên, nông trường viên đã nhận bàn giao đất của hợp tác xã.
- Lâm trường viên, nông trường viên bao gồm: công nhân, viên chức, cán bộ đang làm việc
Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
- Đất của dự án đầu tư tại nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, dự án đầu tư nằm trong lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; đất doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là bệnh binh, thương binh
- Đất dùng để thực hiện xã hội hóa với các hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề, giáo dục, văn hóa, môi trường, thể thao
Cách tính và mức nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
* Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Căn cứ Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư 153/2011/TT-BTC, tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp đối với diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh được xác định như sau:
Số thuế phải nộp (đồng) = Số thuế phát sinh (đồng) – Số thuế được miễn, giảm (nếu có)
Trong đó:
Số thuế phát sinh = Diện tích đất tính thuế x Giá của 1m2 đất (đồng/m2) x Thuế suất %
Như vậy, để tính được số thuế phát sinh phải biết: (1) Diện tích đất tính thuế, (2) Giá của 01 m2 đất và (3) Thuế suất %
* Mức thuế sử dụng phải nộp hàng năm
Mặc dù cách tính khá phức tạp nhưng căn cứ vào biên lai thu thuế sử dụng đất hàng năm mà hộ gia đình, cá nhân nộp thì mức thu dao động vài chục đến vài trăm nghìn đồng.
Thời hạn nộp thuế sử dụng đất
Khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định thời hạn nộp thuế như sau:
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
– Thời hạn nộp thuế lần đầu: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp thuế.
Từ năm thứ hai trở đi, người nộp thuế nộp tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp một lần trong năm chậm nhất là ngày 31/10.
– Thời hạn nộp tiền thuế chênh lệch theo xác định của người nộp thuế tại Tờ khai tổng hợp chậm nhất là ngày 31/3 năm dương lịch tiếp theo năm tính thuế.
– Thời hạn nộp thuế đối với hồ sơ khai điều chỉnh chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
– Thời hạn nộp thuế lần đầu: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp thuế.
– Từ năm thứ hai trở đi, người nộp thuế được chọn nộp tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp một lần hoặc hai lần trong năm. Trường hợp người nộp thuế chọn nộp thuế một lần trong năm thì thời hạn nộp thuế là ngày 31/5.
Trường hợp người nộp thuế chọn nộp thuế hai lần trong năm thì thời hạn nộp thuế cho từng kỳ như sau: kỳ thứ nhất nộp 50% chậm nhất là ngày 31/5; kỳ thứ hai nộp đủ phần còn lại chậm nhất là ngày 31/10.
– Thời hạn nộp thuế đối với hồ sơ khai điều chỉnh chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp thuế.
– Trường hợp địa phương có mùa vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp không trùng với thời hạn nộp thuế quy định tại khoản này thì cơ quan thuế được phép lùi thời hạn nộp thuế không quá 60 ngày so với thời hạn quy định tại khoản này.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai mới năm 2022
- Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai ở cấp xã như thế nào?
- Quy định về văn phòng đăng ký đất đai các cấp hiện nay
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đất ở bao nhiêu mét vuông thì phải đóng thuế?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ tư vấn thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Người nộp thuế phải đi đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại các cơ quan thuế của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất. Người nộp thuế được lựa chọn hạn mức đất ở tại một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất.
Theo Điều 9 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 và Điều 10 Thông tư 153/2011/TT-BTC, những trường hợp sau đây được miễn thuế đất phi nông nghiệp:
– Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi đầu tư); dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư) tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.
– Đất của cơ sở thực hiện xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường.
– Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi, cơ sở chữa bệnh xã hội.
– Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
Hạn mức đất được chia thành 5 khoảng, bao gồm:
Đối với các phường/xã, hạn mức tối đa cho phép là 90m2
Đối với các xã nằm gần khu vực thành phố, hạn mức tối đa cho phép là 120m2
Đối với các xã ở khu vực đồng bằng, hạn mức tối đa cho phép là 180m2
Đối với các xã vùng trung du, hạn mức tối đa cho phép là 240m2
Đối với các xã miền núi, hạn mức tối đa cho phép là 300m2