Đất phi nông nghiệp có phải là đất thổ cư không?

Nguyen Tai, Thứ hai, 12/08/2024 - 09:35
Nhóm đất phi nông nghiệp là nhóm đất phổ biến nhất ở nước ta. Căn cứ vào mục đích sử dụng một số loại đất được xếp vào đất thổ cư. Vậy Đất phi nông nghiệp thuộc loại đất gì, có phải là đất thổ cư hay không? Đây là một câu hỏi khá nhiều […]

Nhóm đất phi nông nghiệp là nhóm đất phổ biến nhất ở nước ta. Căn cứ vào mục đích sử dụng một số loại đất được xếp vào đất thổ cư. Vậy Đất phi nông nghiệp thuộc loại đất gì, có phải là đất thổ cư hay không? Đây là một câu hỏi khá nhiều người dân thắc mắc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời quý bạn đọc cùng Luật Sư tìm hiểu vấn đề này qua bài viết “Đất phi nông nghiệp có phải là đất thổ cư không?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  •  Nghị định 01/2017/NĐ-CP
  • Thông tư 27/2018/TT-BTNMT
  • Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP

Đất phi nông nghiệp có phải là đất thổ cư không?

-Đất thổ cư chính là tên gọi của đất ở – loại đất được sử dụng để xây dựng nhà ở, các công trình như bếp, khu nhà vệ sinh, nhà kho,… và diện tích đất vườn ao gắn liền nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận (mục 2.1 Phụ lục 01 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT). Cũng theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất ở còn có thể được kết hợp sử dụng với mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, ví dụ như kinh doanh dịch vụ lưu trú (homestay, nhà trọ…),…

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất thổ cư/đất ở là một trong những loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và bao gồm 2 loại: Đất ở tại nông thôn (ký hiệu là ONT), đất ở tại đô thị (ODT):

2.Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

-Một số đặc điểm cơ bản để có thể nhận biết đất thổ cư trong sổ đỏ đã được cấp cho người sử dụng như sau:

+Tại trang 2 của giấy chứng nhận, phần ghi thông tin về mục đích sử dụng đất sẽ ghi là đất ở tại nông thôn/đất ở tại đô thị hoặc cũng có thể ghi là đất thổ cư/đất thổ (đối với những giấy chứng nhận được cấp trong khoảng thời gian từ năm 1987 đến năm 2004);

+Thời hạn sử dụng được ghi tại trang 2 của giấy chứng nhận đối với loại đất thổ cư là lâu dài;

+Bạn cũng có thể xem ký hiệu của loại đất này ONT, ODT ở trang thứ 3 phần sơ đồ thửa đất của giấy chứng nhận/sổ đỏ đã được cấp.

Như vậy, đất thổ cư là đất ở theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Đây là một trong số những loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định pháp luật. Bạn có thể kiểm tra thửa đất có diện tích đất thổ cư hay không tại giấy chứng nhận đã được cấp.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất thổ cư

Đất phi nông nghiệp có phải là đất thổ cư không?


Căn cứ theo quy định của pháp luật về đất đai, tranh chấp đất thổ cư được phân chia thành 2 loại là tranh chấp về đất đai và tranh chấp có liên quan đến quyền sử dụng đất. Cụ thể, khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP nhận định về tranh chấp đất đai, tranh chấp có liên quan đến quyền sử dụng đất để xác định căn cứ khởi kiện như sau:

+ Tranh chấp đất thổ cư là tranh chấp đất đai: Là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Ví dụ tranh chấp về ranh giới đất, tranh chấp về ai là người có quyền sử dụng đất…. Đây là tranh chấp bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo quy định của Luật Đất đai 2013 trước khi yêu cầu Tòa án thụ lý, giải quyết;

+ Tranh chấp đất thổ cư là tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất: Đây là những tranh chấp như tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp về hợp đồng mua bán/chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn,… Nếu là những tranh chấp này thì các bên không bắt buộc phải hòa giải trước khi yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết;

Trường hợp 1: Tranh chấp đất thổ cư là tranh chấp đất đai

Lúc này, căn cứ quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai được các bên tự tiến hành hòa giải hoặc phải được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất (nếu các bên không tự hòa giải) trước khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp 2: Tranh chấp đất thổ cư là tranh chấp có liên quan đến quyền sử dụng đất

Nếu trường hợp tranh chấp đất thổ cư của bạn là tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất (như tranh chấp về hợp đồng/giao dịch về quyền sử dụng đất…) thì các bên có quyền khởi kiện trực tiếp tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết mà không cần hòa giải.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nơi có đất (nếu không có yếu tố nước ngoài thì tòa án nhân dân cấp huyện là tòa có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý, giải quyết yêu cầu khởi kiện).

Lưu ý: Bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ khởi kiện theo quy định pháp luật, đóng nộp tiền tạm ứng án phí đầy đủ (trong trường hợp không được miễn) để được Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, để giải quyết tranh chấp đất thổ cư, bạn có thể phải hòa giải trước khi yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết nếu đó là tranh chấp đất đai, hoặc trực tiếp yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết nếu đó là tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thổ cư.

Đất phi nông nghiệp có được xây nhà không?

Căn cứ Khoản 1, Điều 6, Luật Đất đai, nguyên tắc sử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

Bên cạnh đó, theo quy định trong Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, chỉ có đất ở (đất thổ cư) mới được phép xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống. Ngoài ra, các loại đất khác thuộc nhóm đất phi nông nghiệp phải được sử dụng đúng mục đích đã phân loại.

Ví dụ: Đất xây dựng trụ sở cơ quan thì chỉ được dùng để xây dựng trụ sở cơ quan, đất dùng mục đích quốc phòng, an ninh thì không được phép dùng cho mục đích khác…

Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 57, Luật đất đai thì có thể chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở nếu được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cách chuyển đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở

Để chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở, người dân chỉ cần làm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

-Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

-Sổ đỏ/Sổ hồng.

Bước 2: Sau khi điền xong thông tin trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, bạn mang bộ hồ sơ trên nộp tại bộ phận một cửa để bộ phận liên quan sẽ chuyển lên Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi vị trí mảnh đất tọa lạc.

Lưu ý: Nếu tại địa phương bạn đang ở chưa có bộ phận 1 cửa thì phải đến trực tiếp Phòng Tài nguyên và Môi trường để nộp hồ sơ.

Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ của bạn, bộ phận liên quan sẽ tiến hành giải quyết hồ sơ. Trong thời gian này, nếu nhận được thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất) từ cơ quan thuế thì bạn nhanh chóng hoàn thiện để sớm nhận được kết quả.

Bước 4: Nhận kết quả.

Theo Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian thực hiện thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không quá 15 ngày.

Như vậy, đất thổ cư là đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Đất thổ cư có thể xây dựng nhà ở theo nguyên tắc sử dụng đất trong Luật đất đai.

Thông tin liên hệ với Luật sư

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đất phi nông nghiệp có phải là đất thổ cư không?”.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý hợp đồng cho thuê nhà đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

  • Quy định về xử lý đất xen kẹp
  • Chứng khoán lưu ký và chưa lưu ký là gì?
  • Thủ tục nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng như thế nào?
  • Các trường hợp được trợ giúp pháp lý miễn phí là ai?

Câu hỏi thường gặp

Khi nào được phép chuyển đất phi nông nghiệp sang đất ở?

Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, chỉ được chuyển sang đất ở khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển phải có quyết định của UBND cấp huyện nơi có đất, tổ chức muốn chuyển phải có quyết định của UBND cấp tỉnh nơi có đất).

Hồ sơ chuyển mục đích sang đất ở

Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển mục đích cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Nộp hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất ở đâu?

– Nơi nộp hồ sơ:
Cách 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất
Cách 2: Nơi chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất
– Nếu hồ sơ đầy đủ thì bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp.
– Nếu hồ sơ thiếu, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)