Mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp

Hương Giang, Thứ Hai, 25/09/2023 - 14:57
Hiện nay, việc vay vốn ngân hàng thông qua hình thức thế chấp tài sản rất phổ biến. Người dân khi cần gấp một khoản tiền để xoay sở hoặc đem đi đầu tư kinh doanh thì có thể thế chấp nhà đất thuộc sở hữu của mình tại ngân hàng để được vay một số tiền nhất định. Khi đến hạn thì sau khi hoàn tất nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng sẽ tiến hành thủ tục xóa thế chấp cho người dân. Vậy khi đó, người dân phải soạn thảo mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp như thế nào? Người dân có thể tìm và tải về đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp tại đâu? Thấu hiểu những băn khoăn trên, Hỏi đáp luật sẽ giúp độc giả giải đáp qua bài viết ngay sau đây.
Mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp
Mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp

Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp

Cách soạn thảo đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp như sau:

Phần 1: Về thông tin người yêu cầu xóa đăng ký thế chấp, bên thế chấp và bên nhận thế chấp:

Tại nội dung này, người làm đơn cần lưu ý điền đầy đủ thông tin của các bên vào mẫu đơn.

Trong đó đặc biệt cần nêu số một số thông tin cơ bản như:

+ Họ và tên: có thể là của tổ chức hoặc cá nhân;

+ Địa chỉ cụ thể của các bên;

+ Đồng thời điền số điện thoại liên hệ cùng các thông tin khác như email, số fax nếu có,…

+ Đặc biệt cần cung cấp số CMND/CCCD hoặc các giấy tờ tùy thân khác, trong đó nêu rõ ngày tháng cấp, cơ quan cấp,…

Phần 2: Về phần yêu cầu xóa đăng ký thế chấp đối với các tài sản

Tại nội dung này người yêu cầu cần làm rõ thông tin về những tài sản đủ điều kiện để làm thủ tục xóa đăng ký thế chấp, liệt kê cụ thể về từng loại tài sản một.

Ví dụ như nếu tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất thì cần mô tả đầy đủ thông tin về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:

+ Số phát hành giấy chứng nhận là bao nhiêu;

+ Số vào sổ giấy chứng nhận là số mầy;

+ Mô tả thửa đất số bao nhiêu, loại đất là gì;

+ Tờ bản đồ là bao nhiêu;

+ Vị trí địa lý thửa đất nằm tại địa chỉ nào;

+ Diện tích thửa đất thế chấp là bao nhiêu;…

Đặc biệt, người yêu cần cần trình bày lý do đăng ký xóa thế chấp vào mẫu đơn và cung cấp một số tài liệu hồ sơ giấy tờ kèm theo.

Cuối đơn người soạn thảo cần ký tên, ghi rõ ngày tháng năm làm đơn, đồng thời ghi rõ họ và tên của mình bên dưới chữ ký.

Lưu ý: Người dân khi làm đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp cần lưu ý về thẩm quyền của cơ quan tiếp nhận mẫu đơn này. Căn cứ theo quy định hiện hành thì Văn phòng đăng ký đất đai – Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền, điều này được quy định tại Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP như sau:

Điều 25. Trường hợp đăng ký thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai

1. Các trường hợp phải đăng ký:

a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

b) Thế chấp nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận;

c) Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án đầu tư nông nghiệp, dự án phát triển rừng, dự án đầu tư khác có sử dụng đất đồng thời với quyền sử dụng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê theo hình thức trả tiền một lần cho cả thời gian thuê;

d) Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

2. Các trường hợp đăng ký theo yêu cầu:

a) Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành không phải là nhà ở mà pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu và cũng chưa được đăng ký quyền sở hữu theo yêu cầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này;

c) Chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất sang đăng ký thế chấp đối với nhà ở, thế chấp đối với tài sản khác gắn liền với đất;

d) Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

đ) Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản này.

Mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp

Mẫu liên quan: Download ngay mẫu đơn xin thuê đất nông nghiệp

Những lưu ý khi sử dụng mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp

Những lưu ý khi sử dụng mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp như sau:

+ Thứ nhất, tại nội dung phần kính gửi người làm đơn cần nêu rõ thẩm quyền của cơ quan tiếp nhận mẫu đơn đó;

+ Thứ hai, nội dung kê khai trong mẫu đơn đảm bảo căn cứ vào các giấy tờ tài liệu cụ thể, không được nêu những thông tin vô căn cứ vào tờ khai;

+ Thứ ba, tránh viết những nội dung lan man không liên quan đến tài sản thế chấp cũng như không liên quan đến yêu cầu xóa đăng ký thế chấp;

+ Thứ tư, để mẫu đơn có giá trị pháp lý thì người làm đơn cần ký và nêu rọ họ tên vào cuối đơn, đồng thời cam đoan các nội dung mình trình bày hoàn toàn là sự thật;

+ Thứ năm, để đảm bảo yêu cầu xóa đăng ký thế chấp được cơ quan tổ chức phê duyệt thì cần lưu ý văn phong trình bày trong mẫu đơn, cần trình bày gọn gàng, không tẩy xóa,… Có như vậy thì yêu cầu xóa đăng ký mới được chấp thuận, khi đó quyền về tài sản thế chấp mới trở về chủ sở hữu ban đầu.

Lưu ý: Đối với những trường hợp yêu cầu xóa đăng ký thế chấp tại các tổ chức tín dụng thì cần lưu ý tuân thủ theo hồ sơ thủ tục mà nhà nước quy định.

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 20 Thông tư 07/2019/TT-BTP, hồ sơ đăng ký xóa thế chấp gồm những tài liệu giấy tờ cụ thể như sau:

Điều 20. Lưu hồ sơ đăng ký

6. Hồ sơ lưu về xóa đăng ký thế chấp gồm:

a) 01 bản chính hoặc 01 bản sao các loại giấy tờ sau: Biên bản thanh lý hợp đồng thế chấp hoặc văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận thế chấp trong trường hợp Phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của người có thẩm quyền, con dấu (nếu có) của bên thế chấp;

b) 01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao các loại giấy tờ sau: Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người được ủy quyền hoặc văn bản chứng minh tư cách đại diện trong trường hợp người ký Phiếu yêu cầu là người đại diện của bên thế chấp, bên nhận thế chấp; Văn bản giải chấp, Văn bản thanh lý hợp đồng, Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc Văn bản khác chứng minh việc xử lý xong tài sản thế chấp; Căn cứ chứng minh việc tài sản bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ, quyết định phá dỡ, tịch thu tài sản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp thế chấp, tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu trong trường hợp xóa đăng ký theo quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP;

c) 01 bản sao Phiếu yêu cầu xóa đăng ký có chứng nhận của Văn phòng đăng ký đất đai và Giấy chứng nhận có chứng nhận xóa đăng ký thế chấp.”

Xem thêmmẫu đơn ghi nợ tiền sử dụng đất“. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!

Các câu hỏi thường gặp:

Thế chấp quyền sử dụng đất thì có bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những trường hợp bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm.

Trường hợp nào phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất?

Theo quy định khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2019/TT-BTP thì trường hợp phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm:
– Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất.
– Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất.
– Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
– Đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng không phải là nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khác theo quy định của pháp luật.
– Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký.
– Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp.

✅ Mẫu đơn:Yêu cầu xóa đăng ký thế chấp
✅ Định dạng:File Word, File PDF
✅ Số lượng file:2
✅ Lượt tải:+1500
5/5 - (1 bình chọn)