Download Mẫu đơn ngừng kinh doanh hộ cá thể chuẩn quy định

Hương Giang, Thứ Hai, 11/12/2023 - 13:51
Hộ cá thể là mô hình kinh doanh phổ biến đối với những người muốn kinh doanh với quy mô nhỏ. Hiện nay, số lượng đăng ký kinh doanh dưới hình thức này đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh cá thể muốn chấm dứt hoạt động kinh doanh cũng nhiều. Khi ngừng kinh doanh hộ cá thể thì việc chủ hộ cần làm chính là hoàn thành các nghĩa vụ tài chính liên quan, đồng thời làm đơn thông báo về việc ngừng kinh doanh hộ cá thể nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể mẫu đơn này soạn thảo thế nào, bạn đọc hãy cùng Hoidapluat tìm hiểu nhé:

Hướng dẫn viết mẫu đơn ngừng kinh doanh hộ cá thể

Anh N là chủ hộ kinh doanh cá thể kinh doanh mặt hàng quần áo đã hơn 5 năm nay. Tuy nhiên, gần đây vì nhiều lý do nên anh N muốn đóng cửa hàng, ngừng kinh doanh hộ cá thể. Khi đó, anh N băn khoăn không biết phải làm đơn thông báo việc ngừng kinh doanh hộ cá thể như thế nào, mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua nội dung sau nhé:

Mẫu đơn này được chia thành ba phần, cụ thể như sau:

1. Phần mở đầu:

Tại phần này người làm đơn cần nêu rõ tên hộ kinh doanh là gì;

Mã số hộ kinh doanh khi đăng ký kinh doanh;

Ngày tháng năm viết đơn là ngày bao nhiêu nêu cụ thể;

Tên mẫu đơn là “THÔNG BÁO VỀ VIỆC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG HỘ KINH DOANH” cần phải viết in hoa.

2. Phần nội dung:

Người làm đơn phải xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý đơn chính là Phòng Tài chính – Kế hoạch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi mà hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.

Nêu rõ tên, mã số hộ kinh doanh/ mã số thuế của hộ kinh doanh;

Nêu mã số đăng ký hộ kinh doanh trong đơn đăng ký kinh doanh trước đây;

Đồng thời, nêu rõ các thông tin về địa chỉ trụ sở, số điện thoại liên hệ/ số fax (nếu có);

Email/ Website của hộ kinh doanh;

Tiếp theo, người làm đơn cần cam kết thực hiện một số nghĩa vụ trước khi chấm dứt hoàn toàn hoạt động kinh doanh của hộ cá thể, thông thường là các cam kết về thuế, các khoản nợ hoặc các nghĩa vụ tài chính khác.

Ngoài ra, cần cam kết những thông tin cung cấp là hoàn toàn dựa trên sự thật.

3. Phần cuối:

Tại phần này, chủ hộ kinh doanh cần ký và ghi rõ họ tên vào cuối đơn.

Lưu ý: Chủ hộ kinh doanh khi nộp đơn thông báo ngừng kinh doanh hộ cá thể thì cần phải nộp kèm theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cấp trước đó. Cụ thể, các giấy tờ kèm theo cần phải nộp được quy định cụ thể tại Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP khi chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh như sau:

1. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ sau đây:

a) Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;

b) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

c) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

2. Hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.

Mẫu đơn ngừng kinh doanh hộ cá thể
Mẫu đơn ngừng kinh doanh hộ cá thể

Những lưu ý khi sử dụng mẫu đơn ngừng kinh doanh hộ cá thể

Cũng giống như khi thành lập hộ kinh doanh, khi chấm dứt hoạt động kinh doanh này chủ hộ cũng cần phải làm đơn thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để quá trình này diễn ra suôn sẻ thì bạn đọc khi làm đơn cần lưu ý các vấn đề cụ thể như sau:

Thứ nhất, để đảm bảo tính chính xác của các thông tin ghi trong đơn thì người làm đơn cần căn cứ vào các thông tin trên giấy đăng ký kinh doanh đã được cấp trước đó (chẳng hạn như tên hộ cá thể, mã số hộ kinh doanh, mã số thuế,…)

Thứ hai, các thông tin phải đảm bảo tuyệt đối chính xác, đặc biệt là các mã số kinh doanh để cơ quan nhà nước có thể tra cứu chính xác thông tin liên quan đến hộ.

Thứ ba, chủ hộ cần hoàn tất các nghĩa vụ về tài chính, trong đó đặc biệt là các nghĩa vụ về thuế cần phải nộp và quyết toán đầy đủ, tránh trường hợp bị nợ thuế.

Thứ tư, người làm đơn cần phải lưu ý viết rõ ràng, cô đọng các thông tin về hộ cá thể, không thêm không bớt các thông tin nhằm che đậy đi sự thật.

Thứ năm, cuối đơn chủ hộ kinh doanh cần trực tiếp ký vào đơn và ghi rõ họ tên của mình để xác nhận các thông tin đã kê khai trong đơn.

Lưu ý: Chủ hộ kinh doanh khi muốn chấm dứt kinh doanh thì cần phải làm đơn thông báo với chính quyền. Nếu tự ý ngừng kinh doanh mà không thông báo thì có thể bị xử phạt hành chính căn cứ theo quy định tại Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP với mức phạt như sau:

“Điều 63. Vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;

b) Thay đổi chủ hộ kinh doanh nhưng không gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;

c) Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;

d) Chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;

đ) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;

e) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh nhưng không gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính;

g) Hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường.

Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.”

Vấn đề về “Mẫu đơn ngừng kinh doanh hộ cá thể” đã được chúng tôi giải đáp thắc mắc ở bên trên. quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý như là kết hôn với người nước ngoài, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Mời bạn đọc theo dõi:

Các câu hỏi thường gặp:

Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh có phải nộp bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không?

Theo quy định, trường hợp hộ kinh doanh của bạn chấm dứt hoạt động kinh doanh thì bạn phải ửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kèm theo bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và các giấy tờ khác liên quan theo đúng quy định.

Không thông báo tạm ngừng kinh doanh bị xử lý thế nào?

Điểm c khoản 1 Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi không thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:
Điều 63. Vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;…”
Mức phạt trên được áp dụng đối với tổ chức, đối với cá nhân thì theo quy định tại Nghị định này thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 tổ chức.
Như vậy, hộ kinh doanh khi tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo thì có thể bị xử phạt với mức cao nhất là 05 triệu đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

5/5 - (1 bình chọn)