Tại nhiều địa phương, có những mảnh đất trong diện quy hoạch cây xanh đô thị. Tuy nhiên, đã qua thời gian lâu mà dự án quy hoạch cây xanh đó chưa được thực hiện theo kế hoạch đã đưa ra. Nhiều người sử dụng đất có mong muốn bỏ dự án quy hoạch đất cây xanh đó để tiếp tục sử dụng đất như trước kia. Pháp luật đã quy định về việc xử lý các dự án quy hoạch bị treo, chưa được thực hiện theo quy định. Vậy, Quy định bỏ quy hoạch đất cây xanh như thế nào? Hãy cùng Luật sư tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé, hy vong có thể giúp ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 64/2010/NĐ-CP
- Luật Đất đai 2013
Những yêu cầu đối với quy hoạch cây xanh đô thị
Việc quy hoạch cây xanh đô thị phải tuân thủ các yêu cầu mà pháp luật quy định. Khi thực hiện quy hoạch cây xăng đô thị cần dựa vào những yêu cầu này để tiến hành. Do đó, cần nắm được những yêu này để tiến hành quy hoạch cây xanh đô thị một cách đúng quy định, tránh sai ra sai sót trong quá trình thực hiện. Theo Điều 8 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định về những yêu cầu đối với quy hoạch cây xanh đô thị như sau:
“1. Phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của quy hoạch đô thị và phát triển đô thị.
2. Phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, tính chất, chức năng, truyền thống, văn hóa và bản sắc của đô thị.
3. Kết hợp hài hòa với không gian mặt nước, cảnh quan và môi trường; đáp ứng các yêu cầu về quản lý và sử dụng.
4. Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, thiết kế cây xanh đô thị.”
Nội dung quy hoạch cây xanh trong quy hoạch đô thị
Để quy hoạch cây xăng trong đô thị một cách đúng luật, cần nắm được nội dung quy hoạch cây xanh trong quy hoạch đô thị gồm nhưungx nội dung gì? Việc quy hoạch đúng theo quy trình sẽ giúp môi trường cây xanh trong đô thi xanh, sạch và đẹp và làm cho mỹ quan đô thị được đẹp hơn. Tại Điều 9 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định nội dung quy hoạch cây xanh trong quy hoạch đô thị như sau:
“1. Quy hoạch cây xanh đô thị là một nội dung trong quy hoạch đô thị.
2. Trong quy hoạch chung đô thị phải xác định: chỉ tiêu đất cây xanh, tổng diện tích đất cây xanh cho toàn đô thị, từng khu vực đô thị (khu vực mới; khu vực cũ, cải tạo và khu vực dự kiến phát triển), diện tích đất để phát triển vườn ươm và phạm vi sử dụng đất cây xanh đô thị.
3. Trong quy hoạch phân khu đô thị phải xác định cụ thể: vị trí, quy mô, tính chất, chức năng, phạm vi sử dụng đất cây xanh đô thị; các nguyên tắc lựa chọn loại cây trồng.
4. Trong quy hoạch chi tiết đô thị phải xác định cụ thể: chủng loại cây, tiêu chuẩn cây trồng, các hình thức bố cục cây xanh trong các khu chức năng; xác định vị trí cây xanh trên đường phố.“
Quy hoạch chi tiết cây xanh đô thị như thế nào?
Việc quy hoạch xây xanh đô thị phải được quy hoạch theo quy trình chi tiết mà pháp luật quy định. Khi thực hiện quy hoạch cây xanh cần nắm được quy định về quy hoạch chi tiết cây xanh đô thị như thế nào? Quy hoạch chi tiết cây xanh đô thị được quy định tại Nghị định 64/2010/NĐ-CP. Tại Điều 10 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định về quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa đô thị như sau:
“1. Quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa đô thị được lập làm cơ sở để lập dự án đầu tư cây xanh, công viên – vườn hoa.
2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa bao gồm:
a) Phạm vi, ranh giới, diện tích khu vực lập quy hoạch;
b) Các chỉ tiêu cơ bản về đất đai và hạ tầng kỹ thuật;
c) Các yêu cầu và nguyên tắc thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hạ tầng kỹ thuật và lựa chọn loại cây trồng phù hợp;
d) Thành phần hồ sơ đồ án.
3. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá hiện trạng khu vực lập quy hoạch; các quy định của quy hoạch chung, quy hoạch phân khu có liên quan;
b) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật;
c) Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất trong công viên – vườn hoa: phân khu chức năng, quy định về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất;
d) Lựa chọn cụ thể chủng loại cây xanh thích hợp, đảm bảo quy định về tiêu chuẩn cây trồng;
đ) Thiết kế kiến trúc cảnh quan cây xanh, công viên – vườn hoa;
e) Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong công viên – vườn hoa.
4. Hồ sơ quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa bao gồm:
a) Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất; bản đồ hiện trạng (kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng kỹ thuật); bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan (vị trí, hình thức bố cục cây xanh …); các bản vẽ minh hoạ; bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật; danh mục các chủng loại cây, tiêu chuẩn cây trồng;
b) Thuyết minh tổng hợp và các văn bản pháp lý liên quan.
5. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa trên địa bàn theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.“
Quy định bỏ quy hoạch đất cây xanh
Nhiều dự án quy hoạch đất cây xanh không được thực hiện theo đúng kế hoạch. Dẫn đến gây bức xúc cho những cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có đất bị thu hồi do quy hoạch nhưng lại không thực hiện theo quy định. Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định về vấn đề xử lý đất quy hoạch treo như sau :
“Điều 49. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
…
7. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở , công trình, trồng cây lâu năm , nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
8. Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh , hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 7 Điều này.
…“
Theo đó, pháp luật không nêu rõ thời hạn dự án quy hoạch treo bao lâu thì bị hủy bỏ mà chỉ có quy định thời hạn hủy bỏ quy hoạch đối với việc thu hồi hoặc chuyển mục đích sử dụng đất nếu sau thời hạn 3 năm không có quyết định thu hồi đất, chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất kể từ ngày nhà nước công bố quy hoạch theo quy định tại Điều 49 Luật Đất đai 2013.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định bỏ quy hoạch đất cây xanh năm 2023 như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu đơn xin nghỉ việc 1 ngày. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline.
Câu hỏi thường gặp
Việc quản lý cây xanh đô thị phải thực hiện theo nguyên tắc mà pháp luật quy định. Tại Điều 3 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị như sau:
“1. Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng.
3. Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch; trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ quản lý cây xanh đô thị.
4. Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
5. Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình đường ống kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các công trình đường dây, cáp nổi tại các đô thị có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết để giám sát thực hiện. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải tuân thủ theo Điều 14 của Nghị định này.“
Việc đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng.Tại Điều 4 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định về kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị như sau:
“1. Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị hàng năm và 5 năm bao gồm: công tác trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị; xây mới, cải tạo, chỉnh trang và nâng cấp các công trình xây dựng thuộc khu vực cây xanh sử dụng công cộng đô thị.
3. Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị và kinh phí thực hiện theo kế hoạch được phải bố trí vào chương trình hoặc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương.“