Việc đỗ xe ô tô tưởng chừng đơn giản nhưng lại có rất nhiều lái xe bị phạt vì không nắm rõ quy định về việc đỗ xe đúng pháp luật. Vậy khi ô tô thực hiện đỗ dưới lòng đường phải tuân thủ những quy định gì? Có vị trí nào bị cấm không được phép đỗ hay không? Nếu vi phạm quy định về đỗ xe sẽ bị phạt bao nhiêu ? Hãy cùng Luật sư tìm hiểu về vấn đề “Quy định đỗ xe ô tô dưới lòng đường” qua bài viết này nhé!
Quy định đỗ xe ô tô dưới lòng đường
Đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian (khoản 2 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008).
Căn cứ vào Điều 18, Điều 19 Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường phố như sau:
“Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.”
“Điều 19. Dừng xe, đỗ xe trên đường phố
Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:
1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình;bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện,trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.”
Quy định về dừng đỗ xe
Khi dừng, đỗ xe trên đường bộ: Người điều khiển phương tiện phải thực hiện quy định về dừng, đỗ xe như sau:
- Có tín hiệu báo cho những người điều khiển xe khác biết (bật xinhan…)
- Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy. Nếu ở những vị trí lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.
Nếu trên đường đã có các điểm dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó.
- Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa thực hiện các biện pháp an toàn. Trong trường hợp nhất thiết phải đỗ xe mà có chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết.
- Khi dừng xe, không được tắt máy hoặc không được rời khỏi vị trí lái;
- Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
Theo điều 19 Luật giao thông đường bộ quy định về dừng và đỗ xe trên đường bộ thì ngoài việc tuân thủ các quy định nêu trên, khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố, lái xe phải:
- Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình. Bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25m; trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m.
- Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
Những nơi không được dừng xe, đỗ xe
- Bên trái đường một chiều
- Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất
- Trên cầu, gầm cầu vượt
- Song song với một xe khác đang dừng đỗ
- Trên phần đường dành cho người đi bộ sang đường
- Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5m từ mép đường giao nhau
- Nơi dừng của xe buýt
- Trước cổng và trong phạm vi 5m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức
- Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe
- Trong phạm vi an toàn đường sắt
- Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Mức xử phạt khi dừng đỗ xe trái quy định
Căn cứ vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe gắn máy dừng xe, đỗ xe dưới lòng đường đô thị gây cản trở giao thông sẽ bị xử phạt như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;”
Nếu lái xe vi phạm một trong các quy định về dừng đỗ xe trong đô thị hay quy định về biển cấm dừng đỗ xe nêu trên thì sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt 100.000 đồng – 200.000 đồng nếu vi phạm quy định về dừng đỗ xe không có tín hiệu báo cho lái xe khác biết (điểm d khoản 1 Điều 5)
Phạt 300.000 đồng – 400.000 đồng nếu :
- Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều xe đang lưu thông của làn đường
- Đỗ xe trên dốc không chèn bánh
- Mở cửa xe, để cửa xe mở gây mất an toàn
- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ sang đường…
- Đỗ xe không sát vào mép của đường phía bên phải theo chiều bạn đang đi ở những nơi có lề đường bị hẹp hay không có lề đường.
- ….
Phạt 600.000 đồng – 800.000 đồng nếu:
- Dừng xe, đỗ xe phía bên trái của đường một chiều
- Dừng đỗ trên cầu, gầm cầu vượt
- Đỗ xe tại điểm dừng đón trả khách của xe buýt…
Phạt 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng nếu
- Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông
- Dừng, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng quy định
- Điều khiển xe ô tô đi trên hè phố, ngoại trừ trường hợp bạn cần phải đi qua hè phố mới có thể vào nhà.
Phạt tiền 5 đến 6 triệu đồng nếu:
- Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc
- Khi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đặt biển báo hiệu nguy hiểm theo quy định.
Mời bạn xem thêm
- Khi nào được giảm mức hình phạt đã tuyên?
- Tác dụng của đèn giao thông là gì?
- Tại sao đèn giao thông có 3 màu xanh, đỏ, vàng?
- Định giá đất thuê 50 năm trả tiền 1 lần
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
Thông tin liên hệ với Luật sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư về vấn đề “Quy định đỗ xe ô tô dưới lòng đường”. Chúng tôi hi vọng rằng, bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty con, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, tra cứu quy hoạch xây dựng, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư. Hãy liên hệ qua Hotline.
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường (điểm a khoản 2 Điều 6);
+ Dừng xe, đỗ xe dưới lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; đỗ xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật (điểm đ khoản 2 Điều 6);
Đồng thời, nếu hành vi vi phạm này gây ra tai nạn giao thông thì Giấy phép lái xe của đối tượng vi phạm có thể sẽ bị tước quyền sử dụng từ 02 đến 04 tháng.
Đối với trường hợp dừng xe và đỗ xe không sát lề đường được pháp luật quy định mức xử phạt như sau:
– Dừng xe không sát lề đường bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng; bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
– Đỗ xe không sát lề đường bị xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.