Sổ đỏ công chứng về pháp lý sẽ có hiệu lực hỗ trợ thay thế cho bản chính ở một số trường hợp nhất định. Được pháp luật công nhận thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất. Vậy sổ đỏ photo không công chứng có tác dụng gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Công chứng 2014
- Nghị định 23/2015/NĐ-CP
- Bộ luật dân sự 2015
Bản sao công chứng là gì?
Bản sao được hiểu đơn giản là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung trong sổ gốc còn bản photo công chứng lại là bản sao từ bản chính được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận tính chính xác so với bản chính.
Bản sao công chứng có thời hạn bao lâu?
Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP nói trên cũng như các quy định trước đó về công chứng, chứng thực đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực. Do vậy về nguyên tắc, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị vô thời hạn.
Xét dưới góc độ thực tiễn, bản sao được công chứng, chứng thực có thể chia thành hai loại:
Bản sao “vô hạn”: Bản sao được chứng thực từ (bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe mô tô…) có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.
Bản sao “hữu hạn”: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như Giấy chứng minh nhân dân (15 năm), Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng), Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng)… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.
Tuy nhiên, giá trị chứng cứ của bản sao trong trường hợp này vẫn có bởi nó xác nhận các sự kiện pháp lý đã xảy ra trong quá khứ. Chẳng hạn, thời điểm đó công dân có số chứng minh nhân dân như trên bản sao, đương sự chưa kết hôn với ai…
Sổ đỏ photo không công chứng có tác dụng gì?
Sổ đỏ công chứng về pháp lý sẽ có hiệu lực hỗ trợ thay thế cho bản chính ở một số trường hợp nhất định. Được pháp luật công nhận thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất. Dù là sổ đỏ cấp cho loại đất nào, không phân biệt cấp sổ đỏ đất xen kẹt, đất sản xuất dịch vụ.
Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 quy định như sau:
“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.
Điều 5 Luật công chứng 2014 có quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:
“Điều 5. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch”.
Tại Điều 158 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền sở hữu như sau:
“Điều 158. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”.
Như vậy, sổ đỏ photo không công chứng sẽ không thể tham gia các giao dịch dân sự, không có giá trị pháp lý khi không được công chứng.
Thủ tục công chứng sổ đỏ
Để có thể xử lý và nhận về được bản sao công chứng nhanh chóng. Bạn cần lưu ý các bước về thủ tục công chứng dưới đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu
Người có yêu cầu cần công chứng thì chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Sau đó nộp trực tiếp tại văn phòng công chứng có trụ sở tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
Bước 2: Xử lý hồ sơ yêu cầu công chứng
Hồ sơ yêu cầu công chứng sẽ có 3 trường hợp sau:
- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đủ đầy đủ cũng như phù hợp với quy định của Pháp luật. Thì cơ quan công chứng tiếp nhận và chuyển sang bước sau.
- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ hay không hợp lệ. Thì công chứng viên sẽ ghi và đưa phiếu hướng dẫn. Sau đó yêu cầu bổ sung đầy đủ những giấy tờ có trong phiếu hướng dẫn.
- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng không đủ cơ sở Pháp lý để có thể giải quyết. Thì công chứng viên sẽ từ chối hồ sơ cũng như sẽ giải thích lý do.
Bước 3: Ký chứng nhận
Tại bước này, công chứng viên yêu cầu người cần công chứng đưa ra bản chính hay bản gốc. Sau khi đối chiếu giữa các bản thì ghi lời chứng, ký vào bản cần công chứng. Sau đó chuyển qua bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.
Bước 4: Trả kết quả công chứng
Sau khi bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng hoàn thành việc thu phí. bao gồm cả thù lao công chứng và các chi phí khác theo quy định. Sau đó đóng dấu và trả lại hồ sơ công chứng cho người yêu cầu công chứng.
Mời bạn xem thêm:
- Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng đất
- Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ
Thông tin liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Sổ đỏ photo không công chứng có tác dụng gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, sổ xác nhận tình trạng hôn nhân, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM, đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
– Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Người yêu cầu chứng thực tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện phải nộp lệ phí chứng thực theo quy định của pháp luật.
Mức thu lệ phí, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí chứng thực được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực in, chụp, đánh máy giấy tờ, văn bản thì phải nộp chi phí để thực hiện việc đó.
Ở trong nước, mức trần chi phí do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định trên cơ sở thực tế của địa phương; ở nước ngoài, mức chi phí do Trưởng Cơ quan đại diện quy định trên cơ sở thực tế của địa bàn.
Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.