Quy định về quyền có họ, tên theo pháp luật dân sự Việt Nam
Quyền có họ, tên là một trong những quyền cơ bản thuộc quyền nhân thân của cá nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự. Đây là quyền mà mỗi cá nhân có để xác định và sử dụng họ, tên của mình trong các giao dịch pháp lý và đời sống hàng ngày.
Trong Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền có họ, tên được quy định tại Điều 26, thuộc Mục 2 quy định về quyền nhân thân. Họ và tên là các yếu tố cơ bản nhất để đặc định hóa cá nhân. Trong đó, họ của một người thể hiện nguồn gốc huyết thống, còn tên cá nhân là công cụ để cá biệt hóa từng cá nhân. Điều 26 của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã khẳng định rõ: “Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.” Điều này cho thấy quyền có họ, tên có mối quan hệ mật thiết với quyền đăng ký khai sinh, bởi vì họ, tên của một cá nhân chính là họ, tên được ghi trong khai sinh của người đó.
Việc xác định họ của một cá nhân khi khai sinh được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 26. Theo đó, họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con sẽ được xác định theo tập quán. Trong trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Đối với trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ hoặc mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi, họ của trẻ em sẽ được xác định theo họ của cha nuôi hoặc mẹ nuôi dựa trên thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Nếu chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi, họ của trẻ em sẽ được xác định theo họ của người đó. Trong trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi, họ của trẻ em sẽ được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
So với quy định về quyền có họ, tên tại Điều 26 của Bộ luật Dân sự năm 2005, quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đã được làm rõ hơn bằng cách bổ sung quy định về chữ đệm trong tên (nếu có) và việc xác định họ cho người được khai sinh dựa trên thỏa thuận giữa cha và mẹ. Nếu cha mẹ không có thỏa thuận, họ của người con khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh sẽ được xác định theo tập quán. Quy định mới này không chỉ làm rõ quy trình xác định họ và tên mà còn giúp giải quyết các tình huống cụ thể liên quan đến việc xác định danh tính của trẻ em trong các trường hợp đặc biệt.
Quy định pháp luật về việc thay đổi họ tên như thế nào?
Cá nhân có quyền được xác định họ và tên của mình theo quy định pháp luật và theo ý muốn hợp pháp của mình. Điều này bao gồm cả quyền thay đổi họ, tên khi có lý do hợp pháp.
Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015, căn cứ để thay đổi tên của cá nhân được xác định rõ ràng. Đầu tiên, một cá nhân có quyền yêu cầu thay đổi tên nếu việc sử dụng tên hiện tại gây ra nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, danh dự, quyền lợi hợp pháp của họ. Điều này có thể bao gồm những trường hợp tên hiện tại gây khó khăn trong học tập, sinh hoạt hay công việc.
Thứ hai, cha nuôi hoặc mẹ nuôi có quyền yêu cầu thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi con nuôi thôi làm con nuôi và yêu cầu lấy lại tên của cha mẹ đẻ nếu họ muốn trở về tên đã đặt trước đây. Tương tự, cha mẹ đẻ hoặc người con có thể yêu cầu thay đổi tên khi xác định cha mẹ cho con.
Ngoài ra, việc thay đổi tên cũng được phép trong trường hợp người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình hoặc khi có sự thay đổi giới tính. Đối với các mối quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, vợ chồng có thể thay đổi tên để phù hợp với pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi.
Trong tất cả các trường hợp yêu cầu thay đổi tên, nếu người yêu cầu từ đủ chín tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của họ. Việc thay đổi tên không làm thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ. Để thực hiện thay đổi tên, cá nhân phải làm thủ tục đính chính các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, và các bằng cấp liên quan.
Tóm lại, việc thay đổi tên theo nhu cầu cá nhân có thể thực hiện được nếu có căn cứ hợp pháp và chứng minh rõ ràng. Mặc dù tên được thay đổi, các quyền và nghĩa vụ dân sự của cá nhân vẫn được duy trì và không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này.
Xem ngay: Khi không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con
Thủ tục xin xác nhận hai tên là của một người
Về mặt pháp lý, hiện tại pháp luật không quy định cụ thể về thủ tục xác nhận hai tên là của một người. Trong quyết định chuyển tên cũ sang tên mới đã có chứng nhận việc đổi tên, nên theo lý thuyết, thủ tục xác nhận hai tên là của một người là không cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế, việc xác nhận hai tên là của một người thường xuyên xảy ra và cần thiết trong nhiều trường hợp khác nhau.
Việc xác nhận hai tên thuộc thẩm quyền của cả Uỷ ban nhân dân cấp xã và Công an cấp xã. Cơ quan công an, với nhiệm vụ quản lý nhân khẩu và nắm bắt tình hình dân cư thực tế tại địa phương, là cơ quan chính thực hiện việc xác nhận này. Do đó, khi có nhu cầu xác nhận hai tên là của một người, người yêu cầu nên đến Công an Phường nơi mình thường trú để làm thủ tục.
Để thực hiện thủ tục xác nhận, cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Giấy khai sinh đã được thay đổi thông tin về tên. Đây là tài liệu quan trọng chứng minh việc thay đổi tên đã được thực hiện hợp pháp.
- Đơn xin xác nhận hai tên là cùng một người, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu xác nhận. Bạn có thể tham khảo mẫu văn bản để đảm bảo đầy đủ nội dung cần thiết.
- Giấy tờ liên quan khác, có thể bao gồm các giấy tờ tùy thân hoặc chứng nhận khác hỗ trợ yêu cầu của bạn.
Thủ tục này thường được thực hiện tại cơ quan công an cấp xã nơi cá nhân yêu cầu cư trú. Cơ quan này sẽ xem xét, xác nhận và cấp giấy xác nhận theo yêu cầu. Việc thực hiện thủ tục này không chỉ giúp cá nhân làm rõ danh tính của mình mà còn hỗ trợ trong việc cập nhật thông tin và thực hiện các giao dịch hành chính khác liên quan đến hai tên.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục làm thẻ căn cước công dân lần đầu diễn ra như thế nào?
- Khi không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con?
- Tại sao đạo Thiên chúa không được làm công an?
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, BLDS cũng như các văn bản liên quan đến hộ tịch đều không quy định đặt tên con có bao nhiêu ký tự và cũng không có hướng dẫn tên thế nào là quá dài, không được phép đặt.
Mặc dù không có quy định đặt tên con có bao nhiêu ký tự, tuy nhiên, khi đặt tên con vẫn phải lưu ý chấp hành một số quy định tại BLDS và Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:
– Tên của cá nhân được xác định theo tên trong giấy khai sinh của người đó.
– Hạn chế đặt tên trong một số trường hợp sau đây:
Tên của cá nhân xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác: Hiện Bộ luật Dân sự cũng đưa ra quy định nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể cho trường hợp này.
Tên của cá nhân không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Trong đó, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự nêu tại Điều 3 Bộ luật Dân sự gồm: Bình đẳng, không được phân biệt đối xử; tự do, tự nguyện thỏa thuận; không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội…
Tên của công dân Việt Nam không được đặt bằng tiếng Việt hoặc bất cứ một thứ tiếng của dân tộc khác của Việt Nam. Ví dụ, là công dân Việt Nam nhưng cá nhân lại được đặt tên khai sinh là Annabella, Irene, Helen… Thay vào đó, có thể đặt tên theo phiên âm tiếng Anh như Ly Na…
Tên khai sinh của cá nhân được đặt bằng một ký tự mà không phải chữ. Ví dụ không được đặt tên con là Nguyễn Văn A hoặc Trịnh Thị #….
Không đặt tên con quá khó sử dụng hoặc quá dài. Tuy nhiên, thế nào là tên quá dài hoặc tên thế nào là khó sử dụng thì hiện chưa được hướng dẫn cụ thể.
Đặt tên cho con phải giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam. Tương tự như lưu ý đặt tên ở trên, hiện Bộ Tư pháp đưa ra yêu cầu này tuy nhiên chưa có bất cứ một văn bản nào hướng dẫn chi tiết các yếu tố được xác định để đặt tên con như trên là gì.