Cài đặt camera quay lén trong nhà người khác có vi phạm pháp luật không?
Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015, các quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, và bí mật gia đình được bảo vệ như sau:
- Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, và bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
- Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, và công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được sự đồng ý của người đó. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, và công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được sự đồng ý của các thành viên gia đình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử, và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ các thông tin này chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
- Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, và bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập và thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Những sinh hoạt thường nhật trong không gian nhà riêng thuộc phạm trù đời sống riêng tư và bí mật của cá nhân. Hành động đặt camera quay lén hình ảnh trong nhà người khác là vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền riêng tư, và đáng bị lên án.
Lắp camera quay lén bị xử phạt như thế nào?
Hành vi lắp camera quay lén người khác có thể được hiểu là sử dụng thiết bị camera để ghi hình và lưu giữ hình ảnh của người khác mà không được sự đồng ý của họ. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, việc lắp camera để quay lén các hình ảnh nhạy cảm, riêng tư có thể khiến nạn nhân hoảng sợ, hoang mang, thậm chí dẫn đến tự tử.
Do đó, hành vi này vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
Xử phạt vi phạm hành chính:
Theo điểm a khoản 1 Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, việc thu thập thông tin cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người đó sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
Chịu trách nhiệm hình sự:
Tùy vào hành vi, mức độ và mục đích của việc lắp camera quay lén, người vi phạm có thể đối mặt với các hình phạt sau:
- Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017):
- Phạt tù từ 03 tháng – 02 năm nếu hành vi quay lén nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Phạt tù từ 02 – 05 năm nếu làm nạn nhân tự sát hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.
- Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017) nếu hành vi quay lén nhằm phổ biến hình ảnh, video nhạy cảm:
- Phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm khi dữ liệu trong máy quay từ 1GB đến dưới 05GB; có từ 100 – dưới 200 hình ảnh; đã gửi hình ảnh quay lén nhạy cảm cho từ 10 – 20 người.
- Phạt tù từ 03 – 10 năm nếu phạm tội có tổ chức; số lượng ảnh từ 200 – dưới 500 ảnh hoặc dữ liệu từ 05 – dưới 10GB, tái phạm nguy hiểm.
- Phạt tù từ 06 tháng – 15 năm khi dữ liệu từ 10GB trở lên; có từ 500 ảnh trở lên.
Bồi thường thiệt hại:
Theo Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015, người bị xâm phạm hình ảnh có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Người thực hiện hành vi quay lén phải công khai xin lỗi, cải chính và bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì bồi thường tối đa là không quá 10 lần mức lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng, từ 01/7/2024 sẽ tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng, do đó mức bồi thường tối đa là 23,4 triệu đồng.
Xem thêm: Thủ tục tố tụng dân sự
Nếu phát tán clip quay lén đó lên mạng xã hội thì có được không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, quyền của cá nhân đối với hình ảnh được bảo vệ như sau:
Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Việc sử dụng hình ảnh không cần sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ trong các trường hợp sau:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Việc sử dụng hình ảnh vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu phát tán clip, video quay lén của người khác lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của họ, hành vi này sẽ vi phạm nghiêm trọng quyền cá nhân đối với hình ảnh của họ, và là hành vi vi phạm pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
- Mức xử phạt xử phạt hành vi san lấp trái phép đất nông nghiệp
- Mức xử phạt với hành vi đổ chất thải không đúng nơi quy định
- Sử dụng phần mềm không bản quyền bị xử phạt ra sao?
Câu hỏi thường gặp:
Người có hành vi quay lén mà còn phát tán các hình ảnh riêng tư, bí mật cá nhân đó nhằm mục đích hạ thấp danh dự người khác thì có dấu hiệu của tội Làm nhục người khác và bị xử lý theo quy định trên.
Trong trường hợp bạn hỏi, nếu người bạn kia sẽ giữ vai trò chủ mưu của hành vi làm nhục người khác, bạn cũng bị xác định là đồng phạm với vai trò người giúp sức, người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về các phương thức bảo vệ quyền dân sự. Theo đó, khi quyền dân sự của các cá nhân hoặc pháp nhân bị xâm phạm trên thực tế thì các chủ thể đó hoàn toàn có quyền tự bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật, có quyền yêu cầu các cơ quan tổ chức có thẩm quyền thực hiện các hoạt động sau:
Công nhận và tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tối đa quyền dân sự của mình;
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm của các đối tượng vi phạm;
Bắt buộc phải xin lỗi và cải chính công khai;
Bắt buộc các đối tượng vi phạm thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật;
Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu như có thiệt hại xảy ra trên thực tế;
Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật đối với các cơ quan tổ chức và người có thẩm quyền;
Yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
❓ Câu hỏi: | Lắp camera quay lén bị xử phạt như thế nào? |
📰 Chủ đề: | Luật |
⏱ Thời gian đăng: | 01/07/2024 |
⏰ Ngày Cập nhật: | 01/07/2024 |