Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào?

Thanh Loan, Thứ ba, 16/07/2024 - 11:12
Việc học sinh bán thuốc lá điện tử đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và cần được xử lý nghiêm ngặt. Theo quy định tại Luật Trẻ em 2016 và Nghị định 117/2020/NĐ-CP, hành vi này có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm, và mức phạt gấp đôi đối với tổ chức. Học sinh vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, bao gồm nhắc nhở, khiển trách, thông báo với phụ huynh, hoặc thậm chí tạm dừng học tập có thời hạn. Những biện pháp này nhằm đảm bảo môi trường học đường an toàn và lành mạnh. Cùng tham khảo thêm trong bài viết "Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào?" của Hỏi đáp luật nhé!

Học sinh có được bán thuốc lá điện tử?

Việc học sinh có được bán thuốc lá điện tử hay không là một vấn đề được quan tâm đặc biệt trong môi trường học đường. Theo quy định tại Điều 37 của Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, học sinh không được phép mua bán hoặc sử dụng thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điện tử. Hành vi vi phạm này có thể dẫn đến các biện pháp xử lý kỷ luật nghiêm ngặt từ nhà trường, như nhắc nhở, khiển trách, thông báo với phụ huynh hoặc tạm dừng học tập. Quy định này nhằm bảo vệ sức khỏe và tạo môi trường học tập an toàn, lành mạnh cho học sinh.

Tại Điều 37 của Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, quy định về các hành vi học sinh không được làm như sau:

“Điều 37. Các hành vi học sinh không được làm

  • Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
  • Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
  • Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
  • Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
  • Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
  • Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
  • Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, theo quy định trên, học sinh không được mua bán, sử dụng thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử. Việc mua bán, sử dụng có thể bị xử lý theo quy chế của nhà trường.

Xem thêm: Vận chuyển thuốc lắc bị phạt như thế nào

Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào?
Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào?

Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào Khoản 9 Điều 6 Luật Trẻ em 2016, những hành vi bị cấm bao gồm:

“Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.”

Theo Điều 26 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá.
  • Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
  • Bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thu hồi và loại bỏ yếu tố vi phạm đối với thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy.

Theo đó, người bán thuốc lá điện tử cho học sinh có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, còn đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào theo quy định năm 2023? Căn cứ khoản 3 Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, các hành vi học sinh không được làm bao gồm:

  • Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

Tại Khoản 2 Điều 38 Điều lệ này quy định học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện sẽ bị giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau:

  • Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
  • Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
  • Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, học sinh bán thuốc lá điện tử sẽ bị xử lý theo các quy định trên.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Làm thế nào để được bán thuốc lá điện tử online hợp pháp?

Để có thể kinh doanh sản phẩm thuốc lá điện tử hợp pháp dưới hình thức online, người dân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh tùy theo từng trường hợp là bán buôn, bán lẻ hay nhà phân phối. Sau đó, họ cần tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá điện tử. Chỉ khi có giấy phép kinh doanh, thương gia mới có thể an tâm kinh doanh mặt hàng này trực tuyến mà không vi phạm pháp luật.

Bán thuốc lá điện tử online sai quy định thì bị xử lý như nào? 

Dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao): Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng
Từ 50 bao đến dưới 100 bao: Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng
Từ 100 bao đến dưới 300 bao: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng
Từ 300 bao đến dưới 500 bao: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng
Từ 500 bao đến dưới 1000 bao: Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng
Từ 1000 bao đến dưới 1200 bao: Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng
Từ 1200 bao đến dưới 1500 bao: Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 90 triệu đồng
Trên 1500 bao nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 90 triệu đồng

❓ Câu hỏi:Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào?
📰 Chủ đề:Luật
⏱ Thời gian đăng:16/07/2024
⏰ Ngày Cập nhật:16/07/2024
5/5 - (1 bình chọn)