Vô tình gây cháy tài sản của hàng xóm khi đốt vàng mã có bị xử phạt không?
Hành vi vô ý gây thiệt hại tài sản của người khác tùy thuộc vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Người vô ý gây cháy sẽ phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.
Trách nhiệm hình sự
Theo Điều 180 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội “Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản” như sau:
- Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.
- Người nào phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 2 năm đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Theo quy định trên, hành vi vô ý làm cháy tài sản của hàng xóm khi đốt vàng mã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu giá trị tài sản thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên.
Các yếu tố cấu thành tội “Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản”
- Khách thể: Quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản, bao gồm vật và tiền.
- Mặt khách quan: Hành vi vi phạm không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng, không đầy đủ những quy định của pháp luật hoặc các quy tắc sinh hoạt xã hội liên quan đến việc bảo vệ tài sản. Thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là cho tài sản của người khác có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên. Tội phạm hoàn thành từ thời điểm gây thiệt hại này.
- Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo khoản 1 và khoản 2 Điều 180 Bộ luật Hình sự năm 2015.
- Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý. Lỗi vô ý do quá tự tin, người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây thiệt hại nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Lỗi vô ý do cẩu thả, người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Trách nhiệm dân sự
Bồi thường thiệt hại do hành vi đốt vàng mã gây ra dựa trên căn cứ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp luật quy định khác.
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật quy định khác.
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 589 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Do đó, người đốt vàng mã gây thiệt hại đến tài sản của người khác phải bồi thường dựa trên thiệt hại thực tế đã gây ra. Người vô ý gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường và không được bồi thường những tài sản của mình bị hư hỏng do hành vi của mình.
Xử phạt vi phạm hành chính
Nếu hành vi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định.
Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính với hành vi phạm quy định về tổ chức lễ hội:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với:
- Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định.
- Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội.
- Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với:
- Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
- Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
Khoản 3, Điều 5, Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, cá nhân đốt vàng mã không đúng nơi quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Đối với tổ chức thực hiện hành vi này, mức phạt gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tìm hiểu thêm: Không báo cháy bị phạt bao nhiêu tiền
Bồi thường thiệt hại do hành vi đốt vàng mã gây ra dựa trên những cơ sở nào?
Bồi thường thiệt hại do hành vi đốt vàng mã gây ra dựa trên các cơ sở pháp lý quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Theo Điều 584 và Điều 585, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm hành vi xâm phạm tài sản của người khác, nguyên tắc bồi thường thiệt hại là bồi thường toàn bộ và kịp thời thiệt hại thực tế. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người bị hại và đảm bảo sự công bằng trong xử lý các tranh chấp về tài sản.
Bồi thường thiệt hại do hành vi đốt vàng mã gây ra được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015)
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp luật quy định khác.
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc luật quy định khác.
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại khoản 2.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại (Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015)
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, hiện vật, thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế, bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại, không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Theo đó, người có hành vi đốt vàng mã gây thiệt hại đến tài sản của người khác phải bồi thường dựa trên thiệt hại thực tế đã gây ra, một cách kịp thời. Người vô tình gây thiệt hại cho tài sản của người khác khi đốt vàng mã có thể được giảm mức bồi thường và không được bồi thường những tài sản của bản thân bị hư hỏng do hành vi của mình gây ra.
Mời bạn xem thêm:
- Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ gồm những gì?
- Hiện nay khi nhà cho thuê bị cháy ai phải chịu trách nhiệm?
- Xử lý vi phạm quy định về lối thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy
Câu hỏi thường gặp:
Với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định, cá nhân thực hiện hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Với tổ chức thực hiện hành vi này bị phạt gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Người thực hiện hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định còn có thể bị xử phạt hành chính dưới hình thức phạt cảnh cáo.
Điểm a, Khoản 1, Điều 14 Nghị định số: 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính với hành vi vi phạm quy định về tổ chức lễ hội quy định:“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định.
Tại Điều 2 Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng nhà chung cư có bao gồm hành vi đốt vàng mã, đốt lửa trong nhà chung cư, trừ địa điểm được đốt vàng mã theo quy định tại nhà chung cư.
Như vậy, theo quy định trên việc đốt vàng mã trong nhà chung cư là hành vi bị cấm. Người hàng xóm của bạn đốt vàng mã trong nhà chung cư và làm vương vãi tro tàn đã vi phạm pháp luật. Người đấy vẫn có thể đốt vàng mã khi ở chung cư nhưng mà là mang xuống khuôn viên của chung cư để đốt thì lúc đấy không bị vi phạm.
❓ Câu hỏi: | Vô tình gây cháy tài sản của hàng xóm khi đốt vàng mã có bị xử phạt không? |
📰 Chủ đề: | Luật |
⏱ Thời gian đăng: | 25/07/2024 |
⏰ Ngày Cập nhật: | 25/07/2024 |