Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu năm 2024
Trong bối cảnh hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng nắm vững kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ và quy trình đăng ký nhãn hiệu. Điều này có thể dẫn đến những rủi ro và tổn thất không đáng có, chẳng hạn như:
- Trong thị trường cạnh tranh gay gắt, việc chậm trễ trong đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thể khiến nhãn hiệu bị sao chép hoặc lợi dụng bởi đối thủ.
- Quy trình đăng ký nhãn hiệu thường kéo dài và phức tạp, làm tăng nguy cơ gặp phải rủi ro nếu không thực hiện đúng quy trình.
- Sử dụng dịch vụ của luật sư sẽ giúp tư vấn và hỗ trợ bạn một cách chuyên nghiệp, giúp quá trình đăng ký diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu
- Chuẩn bị hồ sơ chính xác: Chuyên viên, luật sư sẽ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hiệu quả và đúng pháp luật, không cần bạn phải tự mình thực hiện các bước chuẩn bị giấy tờ.
- Tiết kiệm thời gian: Bạn không cần tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Chúng tôi sẽ xử lý toàn bộ các công đoạn này cho bạn.
- Chi phí hợp lý: Mức giá dịch vụ của chúng tôi được điều chỉnh phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đảm bảo bạn nhận được dịch vụ chất lượng với chi phí hợp lý.
Lưu ý chuẩn bị trước khi đăng ký nhãn hiệu để được cấp văn bằng bảo hộ nhanh
Để nhanh chóng được cấp Văn bằng bảo hộ, người nộp đơn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ để tránh phải sửa đổi, bổ sung và tra cứu trước nhãn hiệu để tránh bị trùng lặp.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (02 bản).
– Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
– Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ).
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (ví dụ như hợp đồng).
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Tiến hành tra cứu nhãn hiệu
Sau khi thiết kế xong nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức phải tiến hành ngay việc tra cứu nhãn hiệu.
Tra cứu nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc với người nộp đơn mà là một buớc trong giai đoạn thẩm định về nội dung của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, việc tra cứu này sẽ giúp chủ đơn chắc chắn hơn khi xin cấp Văn bằng bảo hộ.
Cách thức tra cứu nhãn hiệu như sau:
– Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam về nhãn hiệu
– Cách 2: Tra cứu nhãn hiệu nâng cao
Tra cứu nhãn hiệu nâng cao được hiểu là việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện với sự “trợ giúp” của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong trường hợp chủ đơn không thể tự tra cứu.
Xem ngay: Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Nguyên tắc tính chi phí tra cứu và đăng ký nhãn hiệu
- Chi phí đăng ký nhãn hiệu được xác định trên từng nhãn hiệu, theo đó càng đăng ký nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu càng tốn nhiều tiền;
- Chi phí đăng ký nhãn hiệu tính theo số nhóm nhãn hiệu đăng ký trên 01 đơn. Càng đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ đơn đăng ký càng phải nộp nhiều tiền. Tuy nhiên, tương ứng phạm vi bảo hộ nhãn hiệu càng rộng và bao phủ;
- Càng đăng ký nhiều sản phẩm trong một nhóm (theo đó từ sản phẩm, dịch vụ từ thứ 7 trở lên) sẽ tính thêm chi phí cho đơn đăng ký nhãn hiệu có nhiều sản phẩm.
Chi phí tra cứu nhãn hiệu tại Việt Nam
- Nhãn hiệu muốn kiểm tra khả năng bảo hộ trước khi nộp đơn sẽ thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu
- Nguyên tắc tính phí tra cứu nhãn hiệu cũng tính theo nhóm/ 01 nhãn hiệu.
- Càng tra cứu nhiều nhóm thì chi phí nhân theo số nhóm cần tra cứu.
- Chi phí tra cứu nhãn hiệu thông qua Luật Việt An được tính là 500.000 đồng/nhãn hiệu/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ (áp dụng cho chủ đơn có quốc tịch Việt Nam). Đối với đơn nước ngoài nộp tại Việt Nam vui lòng liên hệ Luật Việt An để được báo phí cụ thể.
Chi phí đăng ký nhãn hiệu phải nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Chi phí đăng cho một nhãn hiệu với 01 nhóm hàng hóa, dịch vụ
- Lệ phí nộp đơn: 150.000đ/đơn;
- Phí thẩm định nội dung: 550.000đ;
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000đ;
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000đ.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000đ;
- Lệ phí đăng bạ: 120.000đ
- Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000đ.
Chi phí đăng ký cho một nhãn hiệu với nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ
Phí thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhóm sản phẩm thứ 2 trở đi
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ: 550.000đ;
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000đ.
Phí tra cứu phục vụ thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu với mỗi nhóm tăng thêm
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ: 180.000đ;
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000đ.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000đ;
- Lệ phí đăng bạ: 120.000đ.
Chi phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid
Phí đăng ký quốc tế thông thường sẽ bao gồm các khoản phí sau đây:
- Phí nộp đơn quốc tế cho Văn phòng cơ sở. Khoản phí này được tính theo lệ phí quốc gia của Cục sở hữu trí tuệ;
- Phí nộp đơn quốc tế. Khoản phí này sẽ được tính theo bảng phí của WIPO và thường có các loại phí sau:
- Phí cơ bản. Được tính toán phụ thuộc vào nhãn hiệu được đăng ký (có màu hay không có màu);
- Phí bổ sung cho mỗi nhóm hàng hóa/dịch vụ: Được tính dựa trên số nhóm hàng hóa/dịch vụ cần đăng ký;
- Phí bổ sung cho mỗi nước được chọn/chỉ định. Phí này được tính dựa trên phí mà quốc gia chỉ.
- Phí dịch vụ của đại diện: Tùy theo bảng phí của mỗi đại diện là khác nhau.
- Phí thẩm định sơ bộ hình thức nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ: 2.000.000VNĐ, không bao gồm các khoản phí khác phải nộp cho Văn phòng quốc tế.
Chi phí đăng ký nhãn hiệu là phí dịch vụ của Công ty luật – tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ
- Phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại mỗi Tổ chức đại diện là khác nhau, theo đó quý khách hàng liên hệ trực tiếp các tổ chức Đại diện để được tư vấn và báo giá cho từng nhãn hiệu cụ thể.
- Quý khách lưu ý nên lựa chọn các công ty luật có tư cách Đại diện Sở hữu trí tuệ để được tư vấn và có tư cách đại diện ký đơn đăng ký nhãn hiệu cho quý khách và có chuyên môn trình độ đảm bảo quyền lợi cho mình. Cách phân biệt đơn vị tư vấn có tư cách Đại diện Sở hữu trí tuệ hay không rất đơn giản:
- Đơn vị tư vấn có tư cách Đại diện Sở hữu trí tuệ: chỉ cần người nộp đơn ký ủy quyền còn tờ khai hồ sơ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ do Đại diện Sở hữu trí tuệ ký nộp và chịu tách nhiệm với Cục Sở hữu về toàn bộ các công việc liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu trước khách hàng.
- Đơn vị tư vấn không có tư cách Đại diện Sở hữu trí tuệ: sẽ yêu cầu khách hàng là người ký đơn và chỉ đi nộp thay cho khách hàng, không được Cục Sở hữu trí tuệ trao đổi các công việc trực tiếp dẫn đến không cập nhật được tiến độ công việc, thậm chí còn bị thất lạc hồ sơ, công văn đăng ký nhãn hiệu của quý khách hàng. Mặt khác, các nhân sự của các đơn vị này vì chưa có bằng cấp chứng chỉ hành nghề không tránh khỏi thiếu kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn khi tư vấn cho khách hàng gây ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích của khách hàng.
Thời hạn nộp chi phí tra cứu, đăng ký nhãn hiệu
- Tra cứu nhãn hiệu: cần nộp trước khi thực hiện tra cứu nhãn hiệu;
- Phí đăng ký nhãn hiệu: Đối với chi phí nộp đơn (chi phí chủ yếu) phải nộp trước khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu:
- Chi phí cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu: Nộp khi có thông báo cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Mời bạn xem thêm:
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực khi nào?
- Hướng dẫn quy trình bảo hộ thương hiệu năm 2024
- Quy trình mua bán doanh nghiệp năm 2024 diễn ra như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Thời gian đăng ký nhãn hiệu độc quyền được quy định như sau:
Thẩm định về hình thức
Thẩm định về hình thức là bước đầu trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, thực hiện nhằm mục đích kiểm tra hình thức và cách thức trình bày của các tài liệu có trong đơn; kiểm tra tính pháp lý về chủ thể nộp đơn, về hồ sơ hưởng quyền ưu tiên;
Thời gian: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Công bố đơn hợp lệ
Đây là bước giúp chủ đơn theo dõi quá trình thẩm định đơn.
Thời gian: 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ sau khi đã thẩm định hình thức.
Thẩm định về nội dung
Thẩm định về nội dung nhằm mục đích kiểm tra chi tiết nhãn hiệu có bị trùng hay tương tự với nhãn hiệu khác hay không, đánh giá khả năng được cấp Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu;
Thời gian: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Như vậy, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu từ lúc nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật là 12 tháng. Tuy nhiên trên thực tế, thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài lên tới 18 – 24 tháng bởi các lý khách quan như:
– Số lượng đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ ngày càng nhiều, việc thẩm định đơn sẽ ngày càng kéo dài hơn.
– Đơn đăng ký thường bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung do hồ sơ, tài liệu có sai sót về hình thức.
– File logo nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ
– Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu (đối với cá nhân)
– Bản scan Giấy phép kinh doanh (đối với HKD, doanh nghiệp)
Sau khi nhận được hồ sơ, Luật sư X sẽ thay doanh nghiệp đến hoàn tất các thủ tục đăng ký.
❓ Câu hỏi: | Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu năm 2024 |
📰 Chủ đề: | Luật |
⏱ Thời gian đăng: | 22/08/2024 |
⏰ Ngày Cập nhật: | 22/08/2024 |