Tại sao nhà hàng phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm?
Việc nhà hàng phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm vì nhiều lý do quan trọng. Trước hết, việc tuân thủ giúp đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng của khách hàng, ngăn ngừa các vấn đề như ngộ độc thực phẩm hay nhiễm khuẩn. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà hàng xây dựng niềm tin với khách hàng, bảo vệ uy tín và thương hiệu kinh doanh.
Ngoài ra, các tiêu chuẩn vệ sinh còn giúp quá trình làm việc của nhân viên trong nhà hàng được thực hiện theo quy trình rõ ràng và chặt chẽ, từ khâu sơ chế, chế biến cho đến bảo quản thực phẩm. Điều này giúp hạn chế sai sót và các mối nguy hại ảnh hưởng đến chất lượng món ăn, đảm bảo thực phẩm đến tay khách hàng luôn an toàn và tươi ngon.
Hơn nữa, theo quy định pháp luật, mọi cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống, trước khi hoạt động đều cần xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương. Đây là điều kiện bắt buộc để nhà hàng hoạt động hợp pháp và bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng
Cơ sở kinh doanh thực phẩm nào cần phải có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hay còn gọi là Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, là điều kiện bắt buộc đối với nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Căn cứ vào nội dung quy định tại Điều 11 và Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần phải có Giấy chứng nhận này khi hoạt động, trừ một số trường hợp ngoại lệ sau:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất và kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng nằm trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố.
Ngoài ra, các cơ sở đã được cấp một trong các chứng nhận về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc các tiêu chuẩn tương đương vẫn còn hiệu lực sẽ được miễn xin Giấy chứng nhận này.
Như vậy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thực phẩm (trừ các trường hợp đã nêu trên) cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đặc biệt, đối với các nhà hàng kinh doanh ăn uống, nếu không thuộc phạm vi của nhà hàng trong khách sạn, đều phải xin Giấy chứng nhận này để đảm bảo tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm.
Xem thêm: Thủ tục cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh nhà hàng
Khi kinh doanh nhà hàng sẽ phải đáp ứng và đảm bảo theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do cũ an toàn vệ sinh thực phẩm quy định. Cụ thể:
Đối với cơ sở kinh doanh nhà hàng:
- Không gian, diện tích nhà hàng: Phải đủ rộng để bố trí các khu vực thiết yếu như khu chế biến, khu bảo quản, khu phục vụ món ăn và có lối đi rộng rãi, thuận tiện cho việc di chuyển và vận chuyển thực phẩm, nguyên vật liệu.
- Kết cấu: Nhà hàng cần được xây dựng vững chắc, sử dụng vật liệu phù hợp với quy mô và tính chất kinh doanh, đảm bảo vệ sinh và ngăn ngừa sự xâm nhập của côn trùng, động vật, vi sinh vật. Nền nhà phải phẳng, nhẵn, không trơn trượt, dễ vệ sinh, chịu lực tốt, không đọng nước. Trần nhà phải sạch, không bám bụi, không có giọt nước hay dấu hiệu ẩm mốc.
- Vị trí: Nhà hàng không được xây ở những khu vực dễ bị ngập nước (ngoại trừ trường hợp thiên tai) và phải cách xa các nguồn gây ô nhiễm như động vật, côn trùng, hóa chất độc hại.
- Nguồn nước: Nguồn nước sử dụng phải sạch sẽ, đủ để phục vụ cho quá trình chế biến, chùi rửa và đảm bảo vệ sinh.
Nguyên liệu và thực phẩm: Phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kiểm dịch. Các sản phẩm phải còn hạn sử dụng, được đóng gói cẩn thận theo đúng chuẩn.
Khu vực chế biến và phục vụ:
- Khu chế biến và khu phục vụ món ăn cần tách biệt hoặc có biện pháp ngăn cách hợp lý với khu vệ sinh. Cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực chế biến hoặc bảo quản thực phẩm để tránh lây lan vi khuẩn và mùi.
- Nhà vệ sinh phải cung cấp đủ nước sạch, xà phòng, và bồn rửa tay, đảm bảo đủ phục vụ cho 25 người với ít nhất 1 nhà vệ sinh. Nhân viên phải đảm bảo vệ sinh nhà vệ sinh thường xuyên và đúng tiêu chuẩn.
Bảo quản vệ sinh chung: Bàn ghế trong khu vực ăn uống phải được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Các dụng cụ chứa rác phải kín, có nắp đậy và được vệ sinh định kỳ để đảm bảo không gây ô nhiễm.
Tuân thủ các tiêu chuẩn này không chỉ đảm bảo an toàn cho khách hàng mà còn giúp nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ của nhà hàng.
Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trang thiết bị và nhân viên trong nhà hàng
Đối với trang thiết bị và dụng cụ:
- Nhà hàng cần trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh, bao gồm bếp, nồi, xoong, chảo, tủ lạnh, máy móc, chén bát, dao muỗng, giá kệ… Các thiết bị này phải được chọn từ những nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng, và phải được vệ sinh thường xuyên, bảo quản ở nơi khô ráo.
- Cần trang bị dụng cụ chuyên biệt cho từng loại thực phẩm khác nhau để tránh nhiễm chéo, đồng thời đảm bảo các thiết bị kiểm soát an toàn thực phẩm và phòng chống cháy nổ trong suốt quá trình kinh doanh.
- Cơ sở phải có các biện pháp phòng chống côn trùng, động vật gây hại, nhưng không được phép sử dụng thuốc diệt côn trùng, diệt chuột trong phạm vi nhà hàng để tránh gây hại cho sức khỏe thực khách.
- Chỉ sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa được phép trong sinh hoạt và chế biến thực phẩm, đảm bảo an toàn cho nhân viên và thực khách.
Đối với nhân viên nhà hàng:
- Chủ nhà hàng, quản lý, và bếp trưởng cần được tập huấn về kiến thức an toàn thực phẩm và có Giấy xác nhận theo quy định pháp luật.
- Tất cả các nhân viên tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải khám sức khỏe định kỳ và có Giấy xác nhận đủ sức khỏe từ Bộ Y tế. Nhân viên mắc các bệnh truyền nhiễm không được phép tiếp xúc với thực phẩm để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
- Nhân viên phải tuân thủ đồng phục và quy định về vệ sinh cá nhân trước, trong và sau ca làm việc. Việc hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực kinh doanh thực phẩm là nghiêm cấm. Nhân viên cần nắm vững và tuân thủ đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mời bạn xem thêm:
- Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 số 84/2015/QH13
- Thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế về đất đai thế nào?
- Thủ tục cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2024 thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Kinh doanh nhà hàng ăn uống mà không phải nhà hàng trong khách sạn thì cần phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chủ cơ sở kinh doanh nhà hàng làm hồ sơ, thủ tục nộp cho cơ quan có thẩm quyền để được cấp Giấy chứng nhận.
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT về điều kiện an toàn thực phẩm trong trường học không có bếp ăn nội trú, bán trú căng tin của nhà trường phải bảo đảm yêu cầu: người làm việc tại nhà ăn, bếp ăn trong trường học phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
❓ Câu hỏi: | Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng |
📰 Chủ đề: | Luật |
⏱ Thời gian đăng: | 11/10/2024 |
⏰ Ngày Cập nhật: | 11/10/2024 |