Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn dự thầu
Cách soạn thảo mẫu đơn dự thầu như sau:
Trước tiên, trong mẫu đơn này phải chứa đựng các thông tin liên quan đến gói đầu.
Đầu tiên là về tên gói thầu, người làm đơn cần nêu rõ và chính xác thông tin này trong mẫu đơn.
Tiếp đến là phần kính gửi, phần này cần điền thông tin của bên mời thầu.
Đồng thời, bên dự thầu cần nêu rõ về một số thông tin cơ bản sau đây:
+ Tên nhà thầu là gì;
+ Số đăng ký doanh nghiệp là bao nhiêu;
+ Cam kết thực hiện gói thầu số bao nhiêu;
+ Đưa ra mức giá dự thầu đối với bên mời thầu để nắm được thông tin;
+ Các chính sách liên quan đến ưu đãi giảm giá dành cho bên mời thầu nếu lựa chọn công ty mình;
+ Hiệu lực của gói thầu kéo dài đến khi nào;…
Cuối cùng, người làm đơn cần soạn một số điều khoản trong mẫu đơn nhằm cam kết các thông tin mình trình bày là sự thật, cam kết về các thỏa thuận, ưu đãi được ra không có gì thay đổi, cam kết về chất lượng nếu có,…
Lưu ý: Để quá trình này diễn ra một cách suôn sẻ, các tổ chức dự thầu cần đặc biệt nắm rõ quy trình dự thầu hiện nay. Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về quá trình dự thầu như sau:
“Quy trình chi tiết
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Lập hồ sơ mời thầu;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Mời thầu;
b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
d) Mở thầu.
3. Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
b) Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
c) Xếp hạng nhà thầu.
4. Thương thảo hợp đồng.
5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
6. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.“
Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin thuê đất nông nghiệp
Những lưu ý khi sử dụng mẫu đơn dự thầu
Những lưu ý khi sử dụng mẫu đơn dự thầu như sau:
Thứ nhất, để đơn dự thầu của công ty mình được bên mời thầu chú ý, cần nêu bật lên các ưu điểm, các chính sách đãi ngộ của phía công ty mình.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng những thông tin này cần đảm bảo tính trung thực, chính xác, không nói quá lên làm mất uy tín với bên mời thầu.
Thứ hai, ngôn từ sử dụng trong mẫu đơn phải thật chuẩn xác, nhã nhặn, không chứa các từ ngữ gây khó hiểu hoặc dễ gây hiểu nhầm.
Thứ ba, việc cam kết ở cuối mỗi lá đơn là vô cùng quan trọng và cần thiết. Người làm đơn cần đặc biệt lưu ý ký rõ và đóng dấu vào cuối đơn.
Lưu ý, bên dự thầu cần nắm các nguyên tắc, các tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu để chuẩn bị cho tốt. Cụ thể, Điều 15 Nghị định 63/2014/NKĐ-CP quy định về nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu như sau:
“Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
2. Việc đánh giá được thực hiện trên bản chụp, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá.
3. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại.“
Tham khảo thêm “mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất” . Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!
Các câu hỏi thường gặp:
Căn cứ hướng dẫn tại các Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT, 05/2015/TT-BKHĐT, 14/2016/TT-BKHĐT, về cơ bản hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp, gói thầu mua sắm hàng hóa, gói thầu dịch vụ phi tư vấn bao gồm:
– Đơn dự thầu;
– Thỏa thuận liên danh (nếu là nhà thầu liên danh);
– Bảo đảm dự thầu;
– Tài liệu chứng minh tư cách nhà thầu;
– Tài liệu chứng minh tư cách người ký đơn dự thầu;
– Tài liệu, chứng cứ chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;
– Đề xuất kỹ thuật gói thầu;
– Đề xuất giá và bảng biểu;
– Đề xuất các phương án kỹ thuật thay thế;
– Tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bảng dữ liệu đấu thầu.
– Đấu thầu qua mạng là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
– Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu.
– Đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu.
✅ Mẫu đơn: | Mẫu đơn dự thầu |
✅ Định dạng: | File Word, File PDF |
✅ Số lượng file: | 2 |
✅ Lượt tải: | +1500 |