Download Mẫu hợp đồng liên doanh chuẩn quy định

Hương Giang, Thứ ba, 12/12/2023 - 14:13
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc liên doanh giữa các doanh nghiệp diễn ra rất phổ biến. Việc làm này nhằm tạo lập một doanh nghiệp lớn mạnh hơn từ hai doanh nghiệp nhỏ trước đây. Khi đó, các bên sẽ cần thỏa thuận về quyền và lợi ích thông qua hợp đồng liên doanh để tránh xảy ra tranh chấp. Vậy theo quy định hiện hành, cách soạn thảo mẫu hợp đồng kinh doanh như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Hoidapluat tìm hiểu qua nội dung bên dưới nhé!

Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng liên doanh

Hợp đồng liên doanh là hợp đồng giữa các doanh nghiệp liên kết lại với nhau nhằm tạo lập nên một doanh nghiệp mới hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế, để đảm bảo cho việc liên doanh lâu dài và hạn chế tranh chấp khi phân chia lợi ích, các bên sẽ cần phải lập mẫu hợp đồng liên doanh gồm những nội dung chuẩn quy định, cụ thể:

Mẫu hợp đồng này có tên gọi là “HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH“;

Trong phần nội dung, cần nêu rõ một số thông tin cơ bản của các bên đồng ý tham gia liên doanh bao gồm:

+ Tên công ty/cơ quan;

+ Địa chỉ trụ sở/chi nhánh;

+ Các thông tin liên lạc như số điện thoại/email/fax…

+ Người đại diện công ty là ai, giữ chức vụ gì;….

Tiếp theo, cần nêu rõ thông tin về công ty mà các doanh nghiệp liên doanh:

+ Tên công ty là gì;

+ Địa chỉ dự kiến nằm ở đâu;

+ Hoạt động kinh doanh là gì cần nêu cụ thể;…

+ Số vốn đầu tư là bao nhiêu, tỷ lệ góp vốn của các thành viên là bao nhiêu, thông qua hình thức gì;

Các điều khoản trong hợp đồng cần làm rõ các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp chẳng hạn như:

+ Quy định về việc cung cấp vật liệu trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh;

+ Yêu cầu/điều kiện về chất lượng mặt hàng;

+ Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp liên doanh, gồm những chức danh gì, bộ phận gì, cần nêu cụ thể;

+ Thời hạn của doanh nghiệp liên doanh là bao lâu;

+ Các vấn đề về tài chính, kế toán nội bộ của doanh nghiệp liên doanh;

+ Đồng thời nêu rõ mức lợi nhuận mà các doanh nghiệp khi liên doanh lại được hưởng là bao nhiêu phần trăm;

+ Khi nào thì doanh nghiệp liên doanh phải chấm dứt tồn tại;

+ Nêu rõ quyền lợi, nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện;…

Cuối đơn, các bên cần cùng nhau ký và ghi rõ họ tên vào hợp đồng.

Những lưu ý khi sử dụng mẫu hợp đồng liên doanh

Mẫu hợp đồng liên doanh
Mẫu hợp đồng liên doanh

Doanh nghiệp A, H, C muốn liên doanh với nhau thành lập một doanh nghiệp liên doanh lớn mạnh, thu hút người tiêu dùng. Khi đó, ba doanh nghiệp trên tiến hành lập hợp đồng liên doanh để thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của nhau. Khi đó, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề nhất định khi soạn thảo hợp đồng liên doanh như sau:

Thứ nhất, để đảm bảo hợp đồng liên doanh hợp pháp thì các bên cần phải đảm bảo những thỏa thuận, điều khoản nêu trong hợp đồng không trái với quy định pháp luật hiện hành;

Thứ hai, cần nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện của các bên liên quan đến vấn đề vốn góp, phân chia lãi lỗ, thời hạn góp vốn,… để đảm bảo không xảy ra tranh chấp.

Thứ ba, các bên cần thỏa thuận về thời hạn tồn tại của doanh nghiệp, hiệu lực của hợp đồng, cần xác định rõ những trường hợp nào thì hợp đồng sẽ kết thúc, những trường hợp nào thì doanh nghiệp phải bồi thường và chịu trách nhiệm,…

Cuối cùng, các thông tin phải đảm bảo tính chuẩn xác, đúng sự thật, các doanh nghiệp phải cùng cam kết và ký tên vào cuối hợp đồng này.

Lưu ý: Các doanh nghiệp khi liên doanh lại với nhau không được thực hiện các hành vi mà pháp luật nghiêm cấm được quy định tại Điều 13 Nghị định 75/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

Điều 13. Hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp bị cấm

1. Phạt tiền các bên tham gia liên doanh từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp tham gia liên doanh đối với hành vi liên doanh bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh,

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp liên doanh.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp liên doanh.

Nếu vi phạm một trong các hành vi trên thì sẽ bị xử phạt về các hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh theo quy định tại Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 4. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh

1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

3. Trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và khoản 2 của Điều này được xác định bằng 0 (không) thì áp dụng mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

4. Tổng doanh thu trên thị trường liên quan quy định tại các khoản 1 và khoản 2 của Điều này được xác định là tổng doanh thu của tất cả các thị trường liên quan đến hành vi vi phạm trong các trường hợp sau:

a) Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;

b) Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định.

5. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.

6. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Nghị định này là 200.000.000 đồng.

7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.

8. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.

Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt xác định theo quy định tại khoản này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng không quá 15% mức trung bình của khung hình phạt.

Trên đây là những thông tin liên quan đến “Mẫu hợp đồng liên doanh” . Nếu bạn còn có những câu hỏi khác như cưỡng chế nợ thuế. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé.

Các câu hỏi thường gặp:

Có bao nhiêu hình thức liên doanh? 

Các hình thức liên doanh bao gồm:
– Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát;
– Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát;
– Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.

Quy định về hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh như thế nào?

Quy định về hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh như sau:
– Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (cơ sở được đồng kiểm soát) đòi hỏi phải có sự thành lập một cơ sở kinh doanh mới.
– Hoạt động của cơ sở này cũng giống như hoạt động của các doanh nghiệp khác, chỉ khác là thỏa thuận bằng hợp đồng giữa các bên góp vốn liên doanh quy định quyền đồng kiểm soát của họ đối với các hoạt động kinh tế của cơ sở này.
– Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, các khoản nợ phải trả, thu nhập và chi phí phát sinh tại đơn vị mình.
– Cơ sở kinh doanh này sử dụng tên của liên doanh trong các hợp đồng, giao dịch kinh tế và huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho các mục đích của liên doanh.
– Mỗi bên góp vốn liên doanh có quyền được hưởng một phần kết quả hoạt động của cơ sở kinh doanh hoặc được chia sản phẩm của liên doanh.

✅ Mẫu đơn:Mẫu hợp đồng liên doanh
✅ Định dạng:File Word, File PDF
✅ Số lượng file:2
✅ Lượt tải:+1200
5/5 - (1 bình chọn)