Bán hàng online không rõ nguồn gốc là gì?
Theo khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP và Nghị định 96/2023/NĐ-CP, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là những hàng hóa lưu thông trên thị trường mà không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ. Các căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan, và các giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và các giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Bán hàng không rõ nguồn gốc bị phạt bao nhiêu?
Việc bán hàng không rõ nguồn gốc đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến an ninh thực phẩm, quyền lợi của người tiêu dùng, cũng như công bằng trong kinh doanh. Việc bán hàng không rõ nguồn gốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng mà còn đe dọa sự công bằng và sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Theo điểm c khoản 1 và các khoản từ 2 đến 11 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP và Nghị định 96/2023/NĐ-CP), hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, theo khoản 12 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, nếu người sản xuất hoặc nhập khẩu vi phạm, hoặc hàng hóa vi phạm thuộc các trường hợp đặc biệt (như thực phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế, và các mặt hàng khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện), mức phạt sẽ gấp hai lần mức phạt quy định nêu trên.
Lưu ý: Mức phạt nêu trên áp dụng cho cá nhân vi phạm; nếu tổ chức vi phạm, mức phạt sẽ gấp đôi so với cá nhân vi phạm (theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP).
Xem thêm: Mức xử phạt kinh doanh trái phép
Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả
Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm a khoản 13 và khoản 14 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP bao gồm các nội dung sau:
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật đối với các hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.
Các biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm: Được áp dụng đối với những tang vật gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp: Áp dụng khi cần thiết, đòi lại số lợi ích không hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu thế nào?
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp năm 2024
- Tiktoker bán hàng “pha-ke” sẽ bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu lưu hành tại Việt Nam đều phải ghi nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nếu không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ chịu xử phạt vi phạm hành chính. Mức phạt tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của việc vi phạm mà được pháp luật áp dụng xử phạt.
Việc vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ có chứa nội dung đồi trụy có thể chịu phạt hình sự Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 tùy theo mức độ lưu hành.
❓ Câu hỏi: | Bán hàng không rõ nguồn gốc bị phạt bao nhiêu? |
📰 Chủ đề: | Luật |
⏱ Thời gian đăng: | 12/06/2024 |
⏰ Ngày Cập nhật: | 12/06/2024 |