Không vi phạm giao thông thì CSGT có được dừng xe để kiểm tra không?
Khi có hành vi vi phạm giao thông thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra thắc mắc rằng mình không hề vi phạm nhưng vẫn bị CSGT yêu cầu dừng xe và tiến hành kiểm tra xe và giấy tờ. Vậy, không vi phạm giao thông thì CSGT có được dừng xe để kiểm tra không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA như sau:
“Điều 16. Dừng phương tiện giao thông để kiểm soát
1. Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;
c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
d) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
…“
Như vậy, theo quy định mới thì CSGT vẫn được dừng xe để kiểm tra đối với trường hợp không vi phạm giao thông khi tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch trong các trường hợp tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA.
Tìm hiểu thêm Bị lấn đất có thể căn cứ sổ đỏ để đòi lại không?
CSGT có được kiểm tra ví người vi phạm không?
Có nhiều người phản ánh rằng CSGT đã kiểm tra phương tiện, người và cả ví của họ khi đang phối hợp tiến hành kiểm tra. Điều này gây nên tranh cãi đối với những người tham gia giao thông và CSGT. Vậy, CSGT có được kiểm tra ví người vi phạm không? Đây có thể là thắc mắc của khá nhiều người hiện nay. Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung sau nhé.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA đã quy định các nội dung mà CSGT được quyền dừng xe để kiểm soát bao gồm:
– Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện, gồm: Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường,…
– Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện: Kiểm soát hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành xe; điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
– Kiểm soát việc chấp hành quy định về an toàn vận tải: Kiểm soát tính hợp pháp của hàng hoá, chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước; đồ vật; số người thực tế chở và các biện pháp bảo đảm an toàn.
– Kiểm soát nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi yêu cầu người tham gia giao thông dừng phương tiện, CSGT được quyền kiểm tra các giấy tờ liên quan người và phương tiện, điều kiện tham gia giao thông của phương tiện và việc chấp hành quy định về hoạt động vận tải nhưng không được tùy tiện kiểm tra ví hay các vật dụng cá nhân khác của người điều khiển phương tiện.
Dù vậy, theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì việc khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính vẫn được phép tiến hành khi có căn cứ cho rằng nếu không khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì CSGT cũng được quyền khám phương tiện, đồ vật.
Như vậy, CSGT thông thường chỉ có quyền khám ví, cốp xe… khi có căn cứ để cho rằng nếu không khám ngay thì tang vật như vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy. Người tham gia giao thông có nghĩa vụ tuân thủ yêu cầu của CSGT trong trường hợp này.
Quy trình tiến hành kiểm soát của CSGT như thế nào?
Khi thực hiện nhiệm vụ thì CSGT cần thực theo quy trình tiến hành kiểm soát mà pháp luật quy định. Do đó, người bị CSGT yêu cầu dừng xe và tiến hành kiểm soát cần nắm được quy trình tiến hành kiểm soát của CSGT theo quy định pháp luật. Dưới đây là quy định về quy trình tiến hành kiểm soát của CSGT, bạn có thể tham khảo.
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về quy trình tiến hành kiểm soát của CSGT được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Đề nghị người điều khiển xe thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và xuống xe.
Bước 2: Thực hiện chào theo Điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã). Khi tiếp xúc với người có hành vi vi phạm pháp luật, cán bộ CSGT phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong, có thái độ ứng xử đúng mực.
Bước 3: Thông báo cho người điều khiển xe, những người trên xe biết lý do kiểm soát; đề nghị người điều khiển xuất trình các giấy tờ có liên quan hoặc thông tin của các giấy tờ có liên quan trong tài khoản định danh điện tử.
Bước 4: Thực hiện kiểm soát các nội dung:
– Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và xe.
– Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của xe
– Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ
– Kiểm soát nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Đối với xe chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chở người có kích thước tương đương với xe chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, phải trực tiếp lên khoang chở người để thực hiện kiểm soát và thông báo kết quả kiểm soát.
Bước 5: Kết thúc kiểm soát
Cán bộ CSGT báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển xe, những người trên xe biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm (nếu có) và biện pháp xử lý.
*Lưu ý:
– Khi có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
– Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Trên đây là giải đáp của Hỏi đáp luật về vấn đề “CSGT có được kiểm tra ví người vi phạm không theo quy định mới“. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống và công việc.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định CSGT khi tuần tra, kiểm soát có các nhiệm vụ như sau:
– Tuân thủ các quy định của pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
– Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.
– Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
– Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
– Trực tiếp, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ. Tham gia phòng, chống khủng bố, chống biểu tình gây rối; phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; cứu nạn, cứu hộ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định.
– Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ:
+ Phát hiện những sở hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;
+ Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Trang phục của CSGT theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA như sau:
“Điều 13. Trang phục; trang bị phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát
1. Trang phục của Cảnh sát giao thông
Khi tuần tra, kiểm soát công khai, cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân, dây lưng chéo theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang.
…“
Như vậy, CSGT không được phép mặc thường phục khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông.