Mồ côi cha mẹ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Hữu Duy, Thứ Ba, 03/10/2023 - 16:59
Xin chào đội ngũ tư vấn của Hỏi đáp luật! Tôi tên là Nguyễn Thị Xuân, 46 tuổi và hiện đang sinh sống tại Thành phố Hòa Bình. Tôi có một chị gái hơn tôi 2 tuổi và đã qua đời trong một vụ tai nạn giao thông. Chồng của chị tôi cũng đã qua đời vì bị tai nạn lao động. Vợ chồng chị gái tôi có một người con trai tên Tuấn. Vì thương cháu, nên tôi đã nhận cháu làm con nuôi. Hiện tại cháu Tuấn vừa tốt nghiệp Trung học phổ thông và đang có dự định đi xuất khẩu lao động bên Nhật Bản thay vì học đại học. Chúng tôi cũng vừa nhận được giấy gọi nhập ngũ của cháu Tuấn từ ban chỉ huy quân sự phường. Vì vậy nên tôi có thắc mắc rằng, liệu mồ côi cha mẹ có phải đi nghĩa vụ quân sự không hay đây là một sự nhầm lẫn của ban chỉ huy quân sự phường. Mong Hỏi đáp luật sẽ giải đáp thắc mắc của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật Nghĩa vụ quân sự 2015

Quy định chung về đăng ký nghĩa vụ quân sự

Bên cạnh việc được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, mỗi người dân Việt Nam phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định với Tổ quốc, với cộng đồng xã hội và với bản thân mình. Đối với Tổ quốc, công dân phải có lòng yêu nước, trung thành với Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,… Một trong những nghĩa vụ cụ thể nhất trong thời kỳ đất nước hòa bình đó chính là nghĩa vụ quân sự. Vậy nghĩa vụ quân sự là gì?

Mồ côi cha mẹ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Mồ côi cha mẹ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:

“1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.”

Hiện nay, đất nước đã giành được độc lập, tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một cuộc sống hạnh phúc. Trong thời bình, mỗi công dân chúng ta không cần phải cầm súng trực tiếp ra chiến trường nữa mà thay vào đó, chúng ta sẽ “chiến đấu” trên những mặt trận khác như kinh tế, văn hóa – xã hội,…

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân, phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Nghĩa vụ này là nghĩa vụ của hiện tại và tương lai trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để có cuộc sống bình yên và ấm no như bây giờ đó chính là thành quả cũng những thế hệ đi trước, họ đã ngã xuống để bảo vệ nền hòa bình, độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Chính vì thế, việc tham gia nghĩa vụ quân sự chính là bảo vệ thành quả này và tỏ lòng biết ơn sâu sắc với dân tộc và Tổ quốc.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tại môi trường quân đội, công dân sẽ được học tập về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như những quy định của pháp luật. Ngoài ra, công dân còn được nâng cao nhận thức, có lập trường chính trị vững vàng, được rèn luyện kỷ luật, nề nếp. Hơn nữa, khi tham gia phục vụ trong quân đội, mỗi công dân sẽ được góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

Độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự

Để được phục vụ trong quân đội, mỗi công dân cần phải thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự. Đây chính là việc lập hồ sơ về nghĩa vụ quân sự của công dân Việt Nam đang ở trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:

“2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.”

Theo đó, mọi công dân của Việt Nam đang ở trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không có sự phân biệt đối xử nào đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định tạo Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:

Điều 12. Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự

1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.

2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.”

Như vậy, đối với công dân độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự là đủ 17 tuổi trở lên. Đối với công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân thì độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự là từ đủ 18 tuổi trở lên.

Mặt khác, Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”

Điều luật này quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình. Cụ thể, độ tuổi gọi nhập ngũ đối với công dân trong thời bình là từ 18 đến hết 25 tuổi, trường hợp công dân đang tham gia học đại học, cao đẳng được tạm hoãn nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ là từ 18 đến hết 27 tuổi.

Trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự

Ở nội dung phía trên, chúng tôi đã đề cập đến độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự. Có thể thấy rằng, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc của mỗi công dân. Chính vì thế, công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự sẽ có những trách nhiệm như sau:

– Công dân phải trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

– Luôn luôn đề cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và hoàn thành tất cả những nhiệm vụ được giao.

– Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản của đất nước, cũng như sẵn sàng bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

– Gương mẫu chấp hành mọi đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, tuân thủ những quy định của pháp luật. Đặc biệt khi tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự cần phải chấp hành kỷ luật quân đội, rèn luyện tính tổ chức.

– Không ngừng cố gắng, ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hoá – xã hội, kỹ thuật nghiệp vụ, không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu và vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Mồ côi cha mẹ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Mặc dù nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc của mỗi công dân nhưng vẫn có những trường hợp được tạm hoãn hay miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Những trường hợp này là những trường hợp đặc biệt, không thể hoặc gặp những khó khăn nhất định để tham gia phục vụ trong quân đội.

Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về các trường hợp được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự, cụ thể bao gồm:

“1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.”

Mặt khác, khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về những trường hợp được miễn gọi nhập ngũ như sau:

“2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.”

Như vậy, căn cứ vào những căn cứ pháp lý trên, có thể thấy rằng, trường hợp mồ côi cha mẹ không thuộc trường hợp được tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự. Những trường hợp không còn bố mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Xem thêm: Mẫu đơn xin cho thuê đất file chuẩn

Thủ tục xin tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự

Câu hỏi: Con trai tôi năm nay 18 tuổi, vừa tốt nghiệp Trung học phổ thông và vừa nhận được giấy báo trúng tuyển của Trường Đại học Ngoại thương. Theo tôi được biết, trường hợp cháu đi học đại học sẽ thuộc trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Vậy, gia đình tôi phải thực hiện thủ tục xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như thế nào?

Thủ tục xin tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự

Để được tạm hoãn hay miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự, bạn cần phải tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo Hỏi đáp luật, thủ tục xin tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết

Hồ sơ xin tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự bao gồm:

– Đơn xin tạm hoãn/miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

– Các hồ sơ tài liệu, giấy tờ chứng minh bản thân thuộc đối tượng được tạm hoãn/miễn nghĩa vụ quân sự.

Trong đó, để chứng minh con trai bạn thuộc đối tượng được tạm hoãn/miễn nghĩa vụ quân sự, bạn cần chuẩn bị:

+ Trường hợp chưa đủ sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự: Giấy kết luận tình trạng sức khỏe của bác sĩ hay cơ quan y tế.

+ Trường hợp là người là lao động duy nhất trực tiếp nuôi dưỡng người không có khả năng lao động, gia đình bị thiệt hại nặng do thiên tai, dịch bệnh, tai nạn: Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn.

+Trường hợp có anh/chị/em đang phục vụ tại ngũ, là hạ sĩ quan, chiến sĩ tham gia nghĩa vụ công an nhân dân, thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đến các vùng kinh tế khó khăn: giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân. 

+ Trường hợp cán bộ công chức, viên chức, thanh niên xung phong, dân quân thường trực: Giấy xác nhận của đơn vị đang công tác. 

+ Trường hợp học sinh, sinh viên: Giấy xác nhận của Nhà trường đang theo học.

Như vậy, gia đình bạn cần chuẩn bị Đơn xin tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự và giấy xác nhận của Trường Đại học Ngoại thương. Tuy nhiên, con trai bạn vừa trúng tuyển thì có thể thay thế giấy xác nhận nhập học bằng giấy báo trúng tuyển.

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, bạn cần mang nộp tại Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi bạn đang cư trú.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu

Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn sẽ tiến hành xem xét và đề nghị Ủy ban nhân dân huyện/quận/thị xã/thành phố sẽ ra quyết định tạm hoãn/miễn gọi nhập ngũ do thẩm quyền giải quyết tạm hoãn/miễn nghĩa vụ quân sự là của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (khoản 1 Điều 42 Luật nghĩa vụ quân sự 2015) 

Sau khi xem xét, nhận thấy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ra quyết định tạm hoãn/miễn gọi nhập ngũ. 

Bước 4: Công khai niêm yết danh sách

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn công khai niêm yết danh sách những công dân thuộc trường hợp được tạm hoãn hay miễn gọi nhập ngũ tại trụ sở trong thời hạn 20 ngày. 

Xem thêm Dịch vụ đổi tên căn cước công dân nhanh chóng và chính xác

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ quân sự gồm những ngạch nào?

Nghĩa vụ quân sự bao gồm 2 ngạch, đó là phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị.
– Phục vụ tại ngũ là phục vụ thường trực trong quân đội, thực hiện các công việc được giao nhiệm vụ tùy thuộc vào vị trí và đơn vị được tiếp nhận.
– Phục vụ trong ngạch dự bị nhằm mục đích sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội. Trong ngạch dự bị thì hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được chia thành hạ sĩ quan/binh sĩ hạng một và hạ sĩ quan/binh sĩ hạng hai.

Không thực hiện nghĩa vụ quân sự có bị xử lý hình sự hay không?

Khoản 1 Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Như vậy, hành vi không thực hiện nghĩa vụ quân sự có thể bị xử lý hình sự. Theo đó, nếu không chấp hành đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi huấn luyện và đã bị xử phạt hành chính hay bị kết án, chưa được xóa án tích thì bị truy cứu thành tôi trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đếm 2 năm hoặc phạt từ từ 3 tháng đến 2 năm

❓ Câu hỏi:Mồ côi cha mẹ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
📰 Chủ đề:Luật Nghĩa vụ quân sự
⏱ Thời gian đăng:10/03/2023
⏰ Ngày Cập nhật:10/03/2023
5/5 - (1 bình chọn)