Quy trình xử lý quân nhân đào ngũ như thế nào?

Hương Giang, Thứ Năm, 28/12/2023 - 10:46
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và giữ gìn nền hòa bình đất nước. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp sau khi nhập ngũ đã tự ý rời khỏi đơn vị. Hành vi đào ngũ này là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, nếu cá nhân nào có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, quy trình xử lý quân nhân đào ngũ như thế nào? Sau đây, hãy cùng Hoidapluat làm rõ vấn đề này nhé.

Đang thực hiện nghĩa vụ quân sự mà đào ngũ bị xử phạt như thế nào?

Khi tham gia nghĩa vụ quân sự, người dân phải sinh sống và học tập, rèn luyện tại quân ngũ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không chấp hành nghĩa vụ này mà tự ý bỏ trốn ra khỏi đơn vị. Khi đó, tùy theo từng trường hợp cụ thể thì sẽ bị xử phạt dưới các hình thức khác nhau.

Sau đây, chúng tôi sẽ làm rõ các hình thức xử phạt khi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự mà đào ngũ. Nội dung này được quy định tại Điều 20 Thông tư 16/2020/TT-BQP như sau:

Thứ nhất, trường hợp cán bộ, quân nhân, binh sĩ và nhân viên tự nguyện rút khỏi lực lượng quá ba ngày hoặc quá bảy ngày đối với đối tượng hạ sĩ quan, binh sĩ có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc giáng cấp quân hàm, hạ bậc lương.

Lưu ý trường hợp này không áp dụng đối với các trường hợp được nêu trong Bộ luật hình sự.

Thứ hai, những đối tượng trên nếu có các hành vi gây hiệu quả, hoặc đã bị xử lý mà còn vi phạm, hoặc xúi giục người khác tham gia,… có thể sẽ bị cách chức, tước quân hàm hoặc tước danh hiệu quân nhân. Nhiều trường hợp thậm chí buộc phải thôi việc.

Quy trình xử lý quân nhân đào ngũ
Quy trình xử lý quân nhân đào ngũ

Quy trình xử lý quân nhân đào ngũ như thế nào?

Anh A nhận được thông báo nhập ngũ nên đã lên đường tham gia vào quân ngũ. Tuy nhiên, sau khi học tập và rèn luyện trong đơn vị một thời gian, anh A cảm thấy chán nản nên đã đào ngũ. Khi bị phát hiện, cơ quan tổ chức có thẩm quyền đã tiến hành xử lý kỷ luật anh A. Tuy nhiên, anh A vẫn chưa nắm rõ quy trình này diễn ra như thế nào, sau đây hãy cùng theo dõi nhé:

Dựa theo quy định tại Điều 42 Thông tư 16/2020/TT-BQP, quy trình xử lý trong một số trường hợp đặc biệt như sau:

Thứ nhất, trường hợp người dưới quyền có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm mệnh lệnh có tính chất nghiêm trọng thì chỉ huy có nghĩa vụ ngăn chặn hành vi đó và báo cáo kịp thời với cấp trên có liên quan.

Thứ hai, trường hợp không chấp hành việc xem xét kỷ luật thì người chỉ huy triệu tập cuộc họp căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm quyết định biện pháp kỷ luật phù hợp.

Thứ ba, trường hợp bị thu hồi danh hiệu quân nhân thì chỉ huy cấp trung đoàn (hoặc cấp tương đương trở lên) phải báo cáo đẩy đủ hồ sơ, đồng thời đưa người đó đến cuộc họp (ngoại trừ trường hợp bị tòa tuyên án tù hoặc trường hợp đào ngũ không trở lại).

Thứ tư, trường hợp xử lý kỷ luật vắng mặt đối với hành vi đào ngũ thì cần phải gửi thông báo đến UBND các cấp nơi quân nhân đó cư trú. Nếu người đó không quay lại quân ngũ trong vòng 30 ngày thì coi như là đã xử lý kỉ luật mà còn tiếp tục vi phạm.

Thứ năm, nếu người vi phạm đã qua đời thì chỉ xem xét rồi đưa ra kết luận hành vi vi phạm.

Thứ sáu, trường hợp bị truy tố thì cấp trung đoàn trưởng (hoặc tương đương) ra văn bản quyết định không được mặc quân phục.

Thứ bảy, nếu vi phạm trong thời gian biệt phái thì sẽ do cơ quan có thẩm quyền xem xét, gửi hồ sơ quyết định kỷ luật đến cơ quan chủ quản để lưu hồ sơ.

Thứ tám, trường hợp sau khi chuyển công tác thì hành vi vi phạm mới bị phát hiện, đơn vị chủ quản cũ sẽ gửi hồ sơ cho cơ quan chủ quan hiện tại tiếp nhận để theo dõi.

Thứ chín, trường hợp một người có hành vi vi phạm nghĩa vụ quân sự trong thời gian nhập ngũ và hành vi này khi người đó thôi nhập ngũ thì mới bị phát hiện thì cơ quan chức năng hoặc đơn vị quân đội quản lý người đó sẽ tiến hành xem xét để xử lý.

>>>Tham khảo thêm: Tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự

Đào ngũ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Đào ngũ là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến lực lượng vũ trang nhân dân. Hành vi này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp nhất định. Nội dung này được quy định tại Điều 402 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Thứ nhất, người nào đào ngũ hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi đào ngũ mà tiếp tục tái phạm thì:

+ Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc;

+ Bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Những thắc mắc về vấn đề “Quy trình xử lý quân nhân đào ngũ” chúng tôi đã giải đáp cụ thể và chi tiết ở nội dung bên trên, hy vọng sẽ đem lại thông tin hữu ích cho quý độc giả.

Tham khảo thêm:

Các câu hỏi thường gặp:

Thời gian đào ngũ có được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ không?

Căn cứ vào Điều 22 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
Cách tính thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ
Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.
Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.
Theo đó thời gian đào ngũ không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.

Chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ bao gồm các hành vi nào?

Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 95/2014/TT-BQP quy định như sau:
Hành vi “chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ” quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP
Hành vi “chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ” quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là một trong các hành vi sau:
Để quân nhân đào ngũ ở nhà mình hoặc ở cơ quan, tổ chức mà không khai báo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
Đưa quân nhân đào ngũ đi trốn hoặc cung cấp phương tiện, vật chất để quân nhân đào ngũ lẩn trốn.
Làm các giấy tờ để hợp thức cho hành vi đào ngũ.

5/5 - (1 bình chọn)