Những trường hợp đất không thể tách thửa mà người dân cần nắm
1. Không đáp ứng điều kiện về diện tích tối thiểu
Để tách thửa, diện tích của thửa đất mới và thửa đất còn lại phải đáp ứng diện tích tối thiểu do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theo nội dung Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Nếu không đạt diện tích này, hồ sơ tách thửa sẽ bị từ chối.
2. Đất không có sổ đỏ
Căn cứ theo nội dung quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ hoặc sổ hồng) không đủ điều kiện tách thửa. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt như thừa kế đất đai (Điều 168) hoặc các trường hợp quy định tại nội dung khoản 3 Điều 186 vẫn có thể được xem xét.
3. Đất đang có tranh chấp
Đất đai đang xảy ra tranh chấp không thể thực hiện tách thửa theo nội dung khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013. Đây là quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan trước khi tranh chấp được giải quyết.
4. Quyền sử dụng đất bị kê biên thi hành án
Khi đất đang bị kê biên để thi hành án, mọi giao dịch liên quan, bao gồm tách thửa, chuyển nhượng hay tặng cho, đều không được thực hiện theo nội dung khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 và Điều 111 Luật Thi hành án dân sự 2008.
5. Đất không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất
Đất không phù hợp với quy hoạch hoặc thuộc các dự án phát triển, đấu giá quyền sử dụng đất sẽ không được phép tách thửa theo nội dung Điều 6 Luật Đất đai 2013.
6. Đất đã có thông báo thu hồi
Khi có thông báo thu hồi đất, người sử dụng đất không được phép tách thửa. Thời gian thông báo được quy định là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp trước khi thu hồi theo nội dung khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai 2013.
Xem ngay: Hướng dẫn tách thửa đất nông nghiệp
Đất quy hoạch có tách sổ được không?
Căn cứ theo nội dung quy định tại Khoản 7 Điều 49 Luật Đất đai 2013 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch), quy định cụ thể như sau:
- Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện: Người sử dụng đất vẫn được tiếp tục sử dụng đất và thực hiện đầy đủ các quyền theo quy định của pháp luật, bao gồm cả quyền tách thửa.
- Trường hợp quy hoạch đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện: Người sử dụng đất chỉ được tiếp tục sử dụng đất trong thời gian chờ thực hiện quy hoạch nhưng không được phép thực hiện các quyền như chuyển nhượng, chuyển đổi, tách thửa, xây dựng mới công trình hoặc trồng cây lâu năm. Nếu muốn cải tạo, sửa chữa nhà ở hoặc công trình hiện có, cần được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ thực hiện thủ tục tách thửa đất
Căn cứ theo nội dung quy định tại Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ thực hiện thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất quy định như sau:
– Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Thủ tục tách thửa đất quy hoạch như thế nào?
Căn cứ theo nội dung quy định tại Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.
Việc nộp giấy tờ khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận không được yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp thêm các giấy tờ khác ngoài các giấy tờ phải nộp theo quy định tại các Điều 8, 9, 9a, 9b và 10 nội dung Thông tư 24/2014/TT-BTNMT và các giấy tờ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4, các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 6, các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 7, Khoản 1 Điều 8 của Thông tư liên tịch 88/2016/TT-BTC-BTNMT
- Khi nộp các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai, Điều 18, 31, 32, 33 và 34 nội dung Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP (nếu có) để làm thủ tục đăng ký lần đầu hoặc đăng ký biến động theo quy định tại các Điều 8, 9, 9a, 9b và 10 nội dung Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
- Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
- Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
- Nộp bản chính giấy tờ.
- Trường hợp nộp bản sao giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 11 nội dung Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì:
Khi nhận Giấy chứng nhận, người được cấp Giấy chứng nhận phải nộp bản chính các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho cơ quan trao Giấy chứng nhận để chuyển lưu trữ theo nội dung quy định tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT;
Trừ các giấy tờ là giấy phép xây dựng;
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định đầu tư, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.
- Khi nộp chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
- Nộp bản sao đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
- Nộp bản sao và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
- Nộp bản chính (đối với trường hợp có 2 bản chính).
Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai đo đạc địa chính để chia tách thửa đất
Bước 3: Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
Bước 4: Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Mời bạn xem thêm:
- Cách tra cứu thông tin quy hoạch nhanh chóng
- Quy định bỏ quy hoạch đất cây xanh năm 2023 như thế nào?
- Quy hoạch ODT có các loại quy hoạch nào?
Câu hỏi thường gặp:
Người dân có thể kiểm tra đất thuộc diện quy hoạch bằng các cách sau:
Tra cứu thông tin tại văn phòng đăng ký đất đai hoặc phòng tài nguyên và môi trường của địa phương.
Yêu cầu cung cấp thông tin quy hoạch khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sử dụng các cổng thông tin điện tử về quy hoạch đất đai tại địa phương (nếu có).
Căn cứ theo Khoản 7 Điều 49 Luật Đất đai 2013:
Nếu quy hoạch đã công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, đất vẫn được phép chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp,…
Nếu đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm, quyền chuyển nhượng sẽ bị hạn chế và cần tuân thủ quy định của cơ quan có thẩm quyền.
❓ Câu hỏi: | Đất quy hoạch có tách sổ được không? |
📰 Chủ đề: | Luật |
⏱ Thời gian đăng: | 19/11/2024 |
⏰ Ngày Cập nhật: | 19/11/2024 |