Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng năm 2024

Thanh Loan, Thứ hai, 05/08/2024 - 14:06
Để thiết lập website thương mại điện tử bán hàng, thương nhân, tổ chức, hoặc cá nhân cần đáp ứng một số điều kiện cụ thể. Theo quy định tại Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP), các đối tượng này phải là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân và phải thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website. Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết "Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng năm 2024" của Hỏi đáp luật nhé!

Website thương mại điện tử bán hàng là gì?

Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, website thương mại điện tử (gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Điều này bao gồm việc trưng bày, giới thiệu hàng hóa và dịch vụ, giao kết hợp đồng, thanh toán, và cung cấp dịch vụ sau bán hàng.

Theo khoản 2 Điều 25 của Nghị định 52/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP, website thương mại điện tử bán hàng là website được thiết lập bởi thương nhân, tổ chức, hoặc cá nhân nhằm mục đích xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký đại lý bán hàng

Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng năm 2024

Theo Điều 52 của Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 10 và Điều 11 Nghị định 08/2018/NĐ-CP), các thương nhân, tổ chức, cá nhân muốn thiết lập website thương mại điện tử bán hàng cần phải:

  • Là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.
  • Thực hiện thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Điều 53 của Nghị định này.

Theo Điều 53 của Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP), thủ tục thông báo bao gồm:

  • Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải thực hiện thông báo trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử trước khi bắt đầu bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
  • Thông tin cần thông báo bao gồm:
    • Tên miền của website thương mại điện tử.
    • Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website.
    • Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website.
    • Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân.
    • Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân.
    • Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử.
    • Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương.

Thủ tục đăng ký website thương mại điện tử bán hàng

Hồ sơ đăng ký: Theo Điều 14 Thông tư 47/2014/TT-BCT (được sửa đổi bởi Điều 11 Thông tư 04/2016/TT-BCT), hồ sơ bao gồm:

Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng năm 2024
Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng năm 2024
  • Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (theo Mẫu TMĐT-1 tại Phụ lục kèm theo Thông tư).
  • Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực, hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn một trong ba hình thức bản sao trên.
  • Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
  • Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, bao gồm:
    • Các nội dung theo Điều 38 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
    • Cơ chế xử lý và thời hạn xử lý khi nhận được phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật trên website.
  • Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa chủ sở hữu website với các bên tham gia mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên website.
  • Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).

Quy trình đăng ký: Theo Điều 15 Thông tư 47/2014/TT-BCT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 21/2018/TT-BCT), quy trình đăng ký bao gồm các bước sau:

Đăng ký tài khoản:

Thương nhân, tổ chức truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và đăng ký tài khoản bằng cách cung cấp:

  • Tên thương nhân, tổ chức.
  • Số đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
  • Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động.
  • Địa chỉ trụ sở.
  • Thông tin liên hệ.

Nhận phản hồi đăng ký tài khoản:

Trong 3 ngày làm việc, nhận phản hồi qua email về tình trạng đăng ký tài khoản:

  • Nếu đầy đủ, cấp tài khoản để tiếp tục.
  • Nếu không hợp lệ hoặc cần bổ sung thông tin, yêu cầu đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin.

Khai báo thông tin:

Sau khi có tài khoản, đăng nhập vào hệ thống, chọn chức năng Đăng ký website thương mại điện tử, khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm hồ sơ.

Nhận phản hồi hồ sơ đăng ký:

Trong 7 ngày làm việc, nhận thông tin phản hồi qua email:

  • Xác nhận hồ sơ đầy đủ và yêu cầu tiếp tục.
  • Thông báo hồ sơ không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin, quay lại Bước 3 nếu cần.

Gửi hồ sơ hoàn chỉnh:

  • Sau khi nhận xác nhận hồ sơ hợp lệ, gửi bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy) đến Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số).
  • Theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua email hoặc tài khoản hệ thống. Nếu không phản hồi trong 30 ngày làm việc kể từ thông báo yêu cầu bổ sung, hồ sơ sẽ bị hủy và cần đăng ký lại từ đầu.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Nội dung website TMĐT bán hàng cần có?

Theo quy định trang chủ của website cần hiển thị các thông tin sau:
Cập nhật đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ do công ty cung cấp.
Chính sách & Quy định chung (Bao gồm các điều kiện hạn chế, tiêu chuẩn dịch vụ, quy trình, quy định, nghĩa vụ các bên…. nếu có).
Quy định và hình thức thanh toán: Lưu ý nếu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải thiết lập cơ chế để khách hàng sử dụng chức năng này được rà soát và xác nhận thông tin chi tiết về từng giao dịch thanh toán trước khi thực hiện việc thanh toán.
Chính sách vận chuyển/giao nhận/cài đặt, bao gồm:
Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố những thông tin sau về điều kiện vận chuyển và giao nhận áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website:
Các phương thức giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
Thời hạn ước tính cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, có tính đến yếu tố khoảng cách địa lý và phương thức giao hàng;
Các giới hạn về mặt địa lý cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, nếu có.
Trường hợp phát sinh chậm trễ trong việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải có thông tin kịp thời cho khách hàng và tạo cơ hội để khách hàng có thể hủy hợp đồng nếu muốn.
Chính sách bảo hành/bảo trì (nhóm hàng hóa/dịch vụ có bảo hành).
Chính sách đổi/trả hàng và hoàn tiền.
Chính sách hoàn trả, bao gồm thời hạn hoàn trả, phương thức trả hoặc đổi hàng đã mua, cách thức lấy lại tiền, chi phí cho việc hoàn trả này;

Cá nhân có thể lập website thương mại điện tử được không?

Căn cứ Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 10 Nghị định 08/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng cá nhân không thuộc trường hợp được thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Đối với cá nhân chỉ được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng và cá nhận cũng cần phải là thương nhân để đáp ứng được điều kiện quy định phía trên.

5/5 - (1 bình chọn)