Download Mẫu thư mời hợp tác kinh doanh năm 2024

Hương Giang, Thứ Hai, 11/12/2023 - 13:45
Ngày nay, nhu cầu hợp tác kinh doanh của các công ty, các tổ chức kinh tế ngày càng lớn. Đặc biệt, nếu có cơ may được hợp tác với những thương hiệu nổi tiếng thì chắc hẳn công ty đó sẽ phát triển trong thời gian không xa. Do đó, việc cần làm của các doanh nghiệp là phải viết thư mời hợp tác kinh doanh sao cho thật độc đáo, thuyết phục được các thương hiệu nhận lời hợp tác với công ty mình. Cụ thể làm thế nào để viết mẫu thư mời hợp tác kinh doanh chuẩn xác, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau nhé.

Hướng dẫn viết mẫu thư mời hợp tác kinh doanh

So với hoạt động sản xuất kinh doanh đơn lẻ thì việc hợp tác kinh doanh sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn hơn về doanh thu, lợi nhuận, danh tiếng,… Do đó, ngày càng nhiều các doanh nghiệp muốn hợp tác kinh doanh với các thương hiệu lớn nhằm nâng cao tên tuổi của mình. Để làm được điều này thì trước hết cần phải viết thư mời hợp tác kinh doanh thật chuẩn xác, gây ấn tượng với đối phương. Cụ thể như sau:

– Trước tiên người viết đơn cần ghi rõ tên công ty/doanh nghiệp muốn hợp tác vào phần kính gửi;

– Nội dung tiếp theo không thể thiếu chính là lời chào trân trọng gửi đến đối tác kinh doanh;

– Sau đó, giới thiệu các thông tin cơ bản về công ty của mình:

+ Giới thiệu tên công ty;

+ Loại hình doanh nghiệp;

+ Giới thiệu lĩnh vực kinh doanh là gì;

+ Mặt hàng kinh doanh là sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nào; 

– Lý do muốn hợp tác với đối phương là gì;

– Quan điểm, phương hướng của công ty trong kinh doanh hướng đến điều gì cần nêu cụ thể và đúng trọng tâm;

– Sau đó công ty có thể đề xuất các hình thức kinh doanh muốn hợp tác, trình bày khái quát về ưu nhược điểm của các hình thức này liệu có đem lại lợi ích gì cho đôi bên;

Ngoài ra, công ty cần cam kết những vấn đề cụ thể để chào mời đối phương hợp tác. Đồng thời từ đó cũng cho thấy năng lực của công ty trên thị trường.

Cuối cùng, doanh nghiệp cần đề lại các thông tin để đối phương có thể liên hệ chẳng hạn như:

+ Số điện thoại;

+ Email/ Website;

+ Địa chỉ văn phòng/ Địa chỉ trụ sở;…

Cuối thư không được quên ký tên đóng dấu xác nhận vào thư mời trước khi gửi đến đối tác.

Mẫu thư mời hợp tác kinh doanh
Mẫu thư mời hợp tác kinh doanh

Những lưu ý khi sử dụng mẫu thư mời hợp tác kinh doanh

Gần đây, mặt hàng dầu gội thiên nhiên hãng X đang được tiêu thụ rất lớn trong cộng đồng người tiêu dùng. Nhận thấy điều này, công ty V muốn viết thư ngỏ lời hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp sản xuất hãng dầu gội này. Khi đó, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề nhất định khi viết thư mời hợp tác kinh doanh như sau:

Trước tiên, để thể hiện sự chuyên nghiệp thì doanh nghiệp buộc phải tuân thủ các tiêu thức, hình thức khi viết một mẫu thư mời chuẩn quy định;

Doanh nghiệp cần kiểm tra thật kỹ các vấn đề liên quan đến ngữ pháp, chính tả trước khi gửi đến cho đối tác;

Để tạo ấn tượng cho đối tác thì bên cạnh các thông tin cần thiết, doanh nghiệp cần nêu rõ điểm mạnh điểm yếu của mình là gì để đối tác có thể cân nhắc;

Những thông tin trong thư mời cần đảm bảo trung thực, chính xác, không được phóng đại để chào mời đối tác, tuy nhiên cũng không được thể hiện sự tự ti trong câu chữ;

Đặc biệt, khi được đối tác nhận lời đồng ý hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý khi soạn thảo các nội dung trong hợp đồng hợp tác kinh doanh nhằm đảm bảo hợp đồng này hợp pháp theo quy định. Cụ thể Điều 28 Luật đầu tư 2020 quy định nội dung cần có trong hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:

“Điều 28. Nội dung hợp đồng BCC

1. Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.”

Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số vấn đề khác liên quan đến hoạt động hợp tác kinh doanh được quy định tại Điều 27 Luật đầu tư 2020:

“Điều 27. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.

3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.”

Trên đây là những thông tin liên quan đến “Mẫu thư mời hợp tác kinh doanh” . Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin khác như Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai.

Tham khảo thêm:

Các câu hỏi thường gặp:

Các chính sách về đầu tư kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành gồm những gì?

Theo Điều 5 Luật Đầu tư 2020 quy định về chính sách về đầu tư kinh doanh như sau:
[1] Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề mà Luật Đầu tư 2020 không cấm.
Đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
[2] Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
[3] Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
[4] Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.
[5] Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.
[6] Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC có được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp không?

Câu trả lời là có. Cụ thể, trong quá trình thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)