Khi nào nên thay đổi giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh
Theo Khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Đây là nơi tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có mã số thuế riêng, không được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, không có con dấu riêng và không được ký hợp đồng.
Như thế, khi cần thiết, công ty mẹ sẽ thực hiện thay đổi nội dung giấy phép địa điểm kinh doanh (gọi tắt là giấy phép kinh doanh) để phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Các trường hợp thay đổi giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh
Các trường hợp thay đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh thường là:
- Thay đổi tên công ty hoặc chi nhánh chủ quản;
- Thay đổi địa chỉ trụ sở chính công ty/chi nhánh chủ quản;
- Thay đổi tên địa điểm kinh doanh;
- Thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh;
- Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
- Thay đổi thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh (CMND/CCCD/Hộ chiếu);
- Thay đổi thông tin liên hệ của địa điểm kinh doanh: số điện thoại, fax, website, email.
Lưu ý:
Doanh nghiệp có thể thay đổi nhiều nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh cùng lúc.
Trường hợp bổ sung ngành nghề kinh doanh tại địa điểm kinh doanh (hoặc thay đổi các nội dung không được thể hiện giấy phép) thì doanh nghiệp sẽ không được cấp lại GPKD mới mà chỉ được cấp giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Xem ngay: Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Hồ sơ thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh năm 2024
Khi doanh nghiệp có sự thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh, việc nắm rõ hồ sơ cần chuẩn bị và quy trình thực hiện là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự chuyển đổi diễn ra thuận lợi và hợp pháp. Vào năm 2024, quy trình này có thể có những cập nhật và yêu cầu mới. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về các giấy tờ cần thiết và bước thực hiện hồ sơ thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh, giúp bạn dễ dàng hoàn thành các thủ tục và đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn vẫn duy trì hoạt động ổn định và hiệu quả.
Khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh, cần thực hiện các thủ tục thay đổi địa chỉ theo các bước sau:
Bước 1: Thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp cần gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.
Bước 2: Thực hiện thủ tục tại cơ quan thuế
Nếu việc thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, thủ tục sẽ được thực hiện như sau:
- Tại cơ quan thuế nơi chuyển đi:
Địa điểm kinh doanh cần nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, bao gồm:- Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế (Mẫu số 08-MST theo Thông tư 105/2020/TT-BTC).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.
- Tại cơ quan thuế nơi chuyển đến:
Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được Thông báo về việc người nộp thuế chuyển địa điểm (Mẫu số 09-MST theo Thông tư 105/2020/TT-BTC), địa điểm kinh doanh cần nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi chuyển đến. Hồ sơ bao gồm:- Văn bản đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi đến (Mẫu số 30/ĐK-TCT theo Thông tư 105/2020/TT-BTC).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.
Mời bạn xem thêm:
- Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH gồm những gì?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh năm 2024
- Mức phạt khi kinh doanh, bán hàng hết hạn (quá hạn) sử dụng
Câu hỏi thường gặp:
Khi chuyển địa điểm kinh doanh cùng quận, cùng tỉnh/thành phố trực Trung ương với địa chỉ đăng ký cũ (không làm thay đổi cơ quan thuế quản lý) thì bạn chỉ cần làm hồ sơ với Sở KH&ĐT.
Hồ sơ nộp Phòng Đăng ký kinh doanh bao gồm:
Thông báo thay đổi nội dung giấy phép hoạt động địa điểm kinh doanh;
Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ.
Khi chuyển địa điểm kinh doanh khác quận hoặc khác tỉnh/thành phố với địa chỉ đăng ký cũ, dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý thì bạn cần làm thủ tục thông báo với cơ quan thuế.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
Tại cơ quan thuế chuyển đi:
Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế (Mẫu 08-MST);
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.
Tại cơ quan thuế mới chuyển đến:
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh;
Văn bản đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến (Mẫu số 30/ĐK-TCT);
Văn bản gốc của cơ quan thuế thông báo về việc đồng ý cho người nộp thuế chuyển địa điểm kinh doanh (Mẫu 09-MST).
❓ Câu hỏi: | Hồ sơ thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh năm 2024 |
📰 Chủ đề: | Luật |
⏱ Thời gian đăng: | 28/08/2024 |
⏰ Ngày Cập nhật: | 28/08/2024 |