Hướng dẫn quy trình đăng ký nhãn hiệu
Xin lưu ý, chỉ có chủ đơn là người Việt Nam hoặc công ty Việt Nam mới có thể tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn có quốc tịch nước ngoài, chủ đơn bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký thông qua công ty đại diện sở hữu công nghiệp như Luật Việt An. Để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần chuẩn bị và hoàn thiện các hồ sơ sau:
1. Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải làm theo mẫu số: Phụ lục I – Mẫu số 08 kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/08/2023 của Chính Phủ (Số lượng: 02 bản, 01 bản lưu tại Cục Sở hữu trí tuệ, 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn).
Lưu ý khi làm tờ khai nhãn hiệu:
- Văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng bản điện tử và bản giấy (nếu người nộp đơn đề nghị cấp bản giấy thì tích dấu X vào mục bản giấy).
- Mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải rõ ràng, làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu.
- Chủ đơn phải mô tả và nêu ý nghĩa của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Đối với nhãn hiệu có sử dụng mô tả liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của nước ngoài, người đăng ký phải có quốc tịch tại nước đó.
- Phân nhóm nhãn hiệu theo đúng Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice phiên bản 12-2024 đã được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp số 429 (công bố ngày 25 tháng 12 năm 2023) và được áp dụng tại Việt Nam từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
- Một đơn có thể đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ.
- Mỗi đơn đăng ký chỉ được cấp 1 văn bằng bảo hộ trừ trường hợp yêu cầu cấp phó bản.
2. Mẫu nhãn hiệu:
- Mẫu nhãn hiệu nộp theo đơn: 06 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên tờ khai. Mẫu nhãn cần chuẩn bị không nhỏ hơn 2cm x 2cm và không lớn hơn 8cm x 8cm.
- Đối với nhãn hiệu âm thanh thì mẫu nhãn hiệu là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.
3. Phí, lệ phí:
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản).
4. Tài liệu chứng minh quyền sử dụng:
- Khi đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt sau, cần có tài liệu chứng minh quyền sử dụng: tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức; dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành; tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại; chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương hoặc ký hiệu đặc trưng của sản phẩm; dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp của người khác (số lượng: 01 bản).
5. Các tài liệu khác:
- Khi đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, hồ sơ cần có các tài liệu sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận.
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).
- Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Lệ phí đăng ký nhãn hiệu năm 2024
Căn cứ vào Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu hiện nay như sau:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
- Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.
Xem thêm: Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Quy định về thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Theo Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, việc thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, bao gồm đơn đăng ký nhãn hiệu, được quy định như sau:
Mục đích Thẩm định: Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn.
Trường hợp đơn không hợp lệ:
- Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức.
- Đối tượng nêu trong đơn không được bảo hộ.
- Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả khi quyền đăng ký thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng không được sự đồng ý của một hoặc một số người trong số đó.
- Đơn nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn tại Điều 89 của Luật này.
- Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
Thủ tục đối với đơn không hợp lệ:
Thông báo dự định từ chối: Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối.
Thông báo từ chối: Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến phản đối xác đáng, cơ quan sẽ thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ.
Thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận: Đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
Thực hiện thủ tục tiếp theo: Nếu người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến phản đối xác đáng, cơ quan sẽ thực hiện thủ tục tiếp theo.
Đơn hợp lệ: Đơn không thuộc các trường hợp không hợp lệ hoặc đã được sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu sẽ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Đơn bị từ chối: Đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối theo quy định sẽ bị coi là không được nộp, trừ trường hợp đơn được dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Như vậy, đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ. Nếu đơn không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo dự định từ chối và yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp đơn sửa chữa sai sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu không sửa chữa hoặc không có ý kiến phản đối, cơ quan sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ.
Mời bạn xem thêm:
- Trường hợp được miễn lệ phí trước bạ khi chuyển nhượng đất
- Thủ tục khai lệ phí trước bạ nhà đất năm 2024 như thế nào?
- Các trường hợp được miễn nộp lệ phí trước bạ năm 2024
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ vào Điều 114 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đơn đăng ký nhãn hiệu chỉ được thẩm định nội dung khi đã được công nhận là hợp lệ.
Dấu hiệu dùng để phân biệt đó phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình không gian ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.
Dấu hiệu nhìn thấy được có thể được bảo hộ là nhãn hiệu nếu dấu hiệu đó có khả năng phân biệt, không lừa dối người tiêu dùng.
Dấu hiệu không có khả năng xung đột với các quyền đã được xác lập sớm hơn của các đối tượng khác như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, hoặc kiểu dáng công nghiệp của chủ thể khác.
Nhãn hiệu là âm thanh thì mẫu nhãn hiệu phải là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó;
Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu (nếu có);
Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm;
Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải được dịch ra tiếng Việt.
❓ Câu hỏi: | Lệ phí đăng ký nhãn hiệu năm 2024 |
📰 Chủ đề: | Luật |
⏱ Thời gian đăng: | 15/07/2024 |
⏰ Ngày Cập nhật: | 15/07/2024 |