Nợ thuế có bị xử lý hình sự không?

Trà Ly, Thứ tư, 18/10/2023 - 17:23
Trên thực tế có nhiều cá nhân, tổ chức hiện đang nợ thuế do không có nhu cầu chi trả. Tuy nhiên, nộp thuế là nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng nộp thuế. Do đó, việc nợ thuế sẽ được xử lý theo quy định pháp luật. Nhiều người lo lắng rằng việc mình nợ thuế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy, nợ thuế có bị xử lý hình sự không theo quy định năm 2023? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Hỏi đáp luật nhé.

Nợ thuế là gì?

Nợ thuế hiểu một cách thông thường có nghĩa là người nộp thuế chưa nộp tiến thuế phải nộp của mình trong thời hạn quy định vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để hiểu đúng và thực hiện đúng quy định pháp luật ta cần hiểu nợ thuế theo quy định pháp luật. Để hiểu rõ hơn về nợ thuế theo quy định nhưu thế nào, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Theo quy định tại Tiểu mục 1 Mục III Quyết định 1401/QĐ-TCT về Quy trình quản lý nợ thuế, có quy định về khái niệm tiền nợ thuế như sau:

Tiền thuế nợ là: các khoản tiền thuế; phí, lệ phí; các khoản thu từ đất; thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc Ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật (gọi chung là tiền thuế) nhưng đã hết thời hạn quy định mà người nộp thuế chưa nộp vào Ngân sách nhà nước.

Nợ thuế có bị xử lý hình sự không?

Xem thêm: Trường hợp nào viên chức vi phạm nhưng chưa bị kỷ luật

Nợ thuế có bị xử lý hình sự không?

Có nhiều hành vi vi phạm về việc nộp thuế đã được pháp luật quy định về hình thức xử lý. Theo đó việc nợ thuế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng một số biện pháp cưỡng chế để thu hồi thuế. Tuy nhiên, nhiều người có thắc mắc về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc nợ thuế. Để biết nợ thuế có bị xử lý hình sự không, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Trách nhiệm hình sự của hành vi vi phạm đối với việc nợ thuế chỉ được đặt ra khi cá nhân, tổ chức có dấu hiệu của hành vi trốn thuế, theo đó tội trốn thuế được quy định xử phạt tại Điều 200 Bộ luật hình sự.

Như vậy nếu các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp thuế mà không thực hiện nộp thuế trong thời gian quy định, gây ra nợ thuế thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có căn cứ cho rằng hành vi thuộc về tội trốn thuế. Nếu không có căn cứ cho rằng hành vi thuộc về tội trốn thuế sẽ không bị truy xử lý hình sự.

Trốn thuế bị xử phạt như thế nào?

Nếu có căn cứ cho rằng hành vi vi phạm pháp luật về nợ thuế của ác nhân, tổ chức thuộc về tội trốn thuế thì người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội trốn thuế tại Điều 200 Bộ luật hình sự 2015. Tùy từng mức độ vi phạm sẽ có mức xử phạt khác nhau. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được trốn thuế bị xử phạt như thế nào như thế nào nhé.

Nợ thuế có bị xử lý hình sự không?

Tìm hiểu thêm: CSGT có được kiểm tra ví người vi phạm không?

Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự 2015 với mức hình phạt như sau:

Đối với cá nhân

– Khung 1

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm nếu:

Người nào thực hiện một trong các hành vi trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này.

Hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

+ Có tổ chức;

+ Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Khung 3

Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế thì bị phạt như sau:

– Thực hiện một trong các hành vi trốn thuế tại khoản 1 Điều 200 Bộ luật hình sự với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này.

Hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều 200 Bộ luật hình sự, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật hình sự, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là giải đáp vấn đề “Nợ thuế có bị xử lý hình sự không” của Hỏi đáp luật. Hy vong hữu ích trong công việc và cuộc sống của bạn.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào doanh nghiệp, cá nhân được xóa nợ thuế?

Theo quy định tại Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019 thì các trường hợp sau được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộptiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
3. Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm g khoản 1 Điều 125 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi.
Người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại khoản này trước khi quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thì phải hoàn trả cho Nhà nước khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa.
4. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 8 Điều 59 của Luật này và đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 62 của Luật này mà vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

Như vậy, khi cá nhân, doanh nghiệp nợ thuế rơi vào 4 trường hợp nêu trên, sẽ được Nhà nước xóa nợ tiền thuế theo quy định pháp luật.

Cá nhân đang nợ thuế có được thành lập doanh nghiệp không?

Tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp như sau:
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, pháp luật không cấm cá nhân nợ thuế thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu hành vi nợ thuế bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cá nhân không được thành lập doanh nghiệp.

❓ Câu hỏi:Nợ thuế có bị xử lý hình sự không?
📰 Chủ đề:Luật Lao động, luật doanh nghiệp
⏱ Thời gian đăng:18/10/2023
⏰ Ngày Cập nhật:18/10/2023
Đánh giá post này