Trường hợp nào viên chức vi phạm nhưng chưa bị kỷ luật

Trà Ly, Thứ Năm, 05/10/2023 - 17:14
Trong quá trình công tác, làm việc tại cơ quan, tổ chức thì viên chức có thể vi phạm một số quy định do đó mà dẫn tới bị xem xét kỷ luật. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp chưa thể xem xét kỷ luật viên chức. Vậy, trường hợp nào viên chức vi phạm nhưng chưa bị kỷ luật? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Hỏi đáp luật nhé.

Hành vi nào của viên chức bị xử lý kỷ luật?

Trường hợp nào viên chức vi phạm nhưng chưa bị kỷ luật
Trường hợp nào viên chức vi phạm nhưng chưa bị kỷ luật

Để viên chức thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình cũng như tuân thủ quy định pháp luật thì sẽ có những hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức vi phạm. Do đó, khi thực hiện các hành vi vi phạm thì viên chức sẽ bị kỷ luật theo quy định. Vậy, hành vi nào của viên chức bị xử lý kỷ luật? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi bị xử lý kỷ luật như sau:

“Điều 6. Các hành vi bị xử lý kỷ luật

1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.”

Như vậy, viên chức có hành vi vi phạm các quy định nêu trên thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

Trường hợp nào viên chức vi phạm nhưng chưa bị kỷ luật

Khi thực hiện hành vi vi phạm thì viên chức sẽ bị kỷ luật, tuy nhiên không phải bất cứ lúc nào cũng có thể xử lý kỷ luật ngay được. Do đó, vẫn có những trường hợp viên chức vi phạm nhưng chưa bị kỷ luật. Vậy, trường hợp nào viên chức vi phạm nhưng chưa bị kỷ luật? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm rõ hơn về các trường hợp viên chức vi phạm nhưng chưa bị kỷ luật nhé.

Tại Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP) quy định trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật viên chức bao gồm:

1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.

2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật.

4. Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Theo đó, viên chức đang trong thời gian nghỉ phép theo quy định, đang bị bệnh, đang trong thờigian thai sản và đang bị khởi tố, tam giam sẽ chưa xem xét xử lý kỷ luật.

Trường hợp nào viên chức vi phạm nhưng chưa bị kỷ luật

Tham khảo thêm thông tin về Mẫu đơn xin thuê đất nông nghiệp

Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật với viên chức

Do một số lý do mà viên chức vi phạm có thể được miễn trách nhiệm kỷ luật. Tuy nhiên chủ những rường hợp pháp luật quy định thì viên chức mới được miễn trách nhiệm kỷ luật. Vì vậy, viên chức cần nắm được quy định về các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật để bảo đảm quyền và lợi ích của mình. Dưới đây là các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật với viên chức, bạn có thể tham khảo.

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật với viên chức như sau:

– Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.

– Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.

– Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.

– Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Đọc thêm Người Việt Nam bị bắt ở nước ngoài sẽ ra tòa ở đâu?

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức

Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện bởi người có thẩm quyền. Do đó, chỉ những người được quy định có thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức mới có thể xử lý. Vì vậy, viên chức bị kỷ luật nên nắm được quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức. Hãy cùng chúng toi tìm hiểu về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức qua nội dung sau đây.

Căn cứ vào Điều 31 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức như sau:

“Điều 31. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức

1. Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

Đối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu cử thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

3. Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật. Hồ sơ xử lý kỷ luật phải được gửi về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.

4. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm luật và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thẩm quyền tiến hành và xử lý kỷ luật thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ nơi viên chức công tác. Hồ sơ, quyết định kỷ luật phải được gửi về cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý viên chức.

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý viên chức thực hiện việc xử lý kỷ luật.

5. Đối với viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của cơ quan quản lý viên chức.

Như vậy, đối với viên chức vi phạm trong các trường hợp nêu trên sẽ bị xử lý kỷ luật bởi những người có thẩm quyền theo quy định.

Trên đây là “Trường hợp nào viên chức vi phạm nhưng chưa bị kỷ luật” của Hỏi đáp luật. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức

Căn cứ Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức như sau:
“Điều 32. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức
Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo các bước sau đây:
1. Tổ chức họp kiểm điểm;
2. Thành lập Hội đồng kỷ luật;
3. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này thì không thực hiện khoản 1 Điều này.
Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Như vậy, trình tự xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo như quy định nêu trên.

Các hình thức kỷ luật đối với viên chức

Căn cứ Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật đối với viên chức như sau:
“Điều 15. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với viên chức quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Như vậy, các hình thức kỷ luật đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức quản lý bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức và buộc thôi việc.

5/5 - (1 bình chọn)