Giấy tờ viết tay có hợp pháp không?

Trà Ly, Thứ Ba, 17/10/2023 - 17:35
Có nhiều người hiện nay trong các giao dịch dân sự với những người thân quen như người thân, bạn bè, đồng nghiệp, người yêu thường chỉ ghi nhận thỏa thuận giao dịch bằng giấy viết tay chứ không có công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, cùng với đó có nhiều trường hợp một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận. Điều này gây nhiều rủi ro đối với những trường hợp giao dịch dân sự pháp luật yêu cầu phải công chứng, chứng thực. Vậy, giấy tờ viết tay có hợp pháp không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Giấy tờ viết tay là gì?

Giấy tờ viết tay là một thuật ngữ của người dân để chỉ những giấy tờ ghi nhận thỏa thuận của hai bên được viết tay. Vì tin tưởng hoặc cảm thấy giao dịch không có rủi ro nên nhiều người chỉ thỏa thuận các vấn đề và ghi nhận vào giấy tờ được viết tay. Giấy tờ viết tay sẽ được mỗi bên giữ một bản, theo đó mà không được công chứng hoặc chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền.

Giấy tờ viết tay không phải là thuật ngữ pháp lý được quy định trong luật. Tuy pháp luật không giải thích thế nào là giấy tờ viết tay nhưng dựa vào thực tế có thể hiểu giấy tờ viết tay là hợp đồng không được công chứng hoặc chứng thực.

Giấy tờ viết tay có hợp pháp không?

Đọc thêm Người Việt Nam bị bắt ở nước ngoài sẽ ra tòa ở đâu?

Giấy tờ viết tay có hợp pháp không?

Có nhiều giao dịch dân sự trên thực tế chỉ được cá nhân, tổ chức thỏa thuận với nhau và ghi nhận trên một văn bản được viết tay. Tuy nhiên, pháp luật có quy định về những hợp đồng phải được công chứng, chứng thực mới có hiệu lực pháp luật. Vậy, giấy tờ viết tay có hợp pháp không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Giấy mua bán đất viết tay có hợp pháp không?

Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.

Theo đó, một hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải được công chứng, chứng thực. Trường hợp không được công chứng, chứng thực thì hợp đồng mua bán đất sẽ trở nên vô hiệu.

Như vậy, hợp đồng mua bán đất phải được công chứng hoặc chứng thực mới có hiệu lực pháp luật. Hợp đồng mua bán đất không được công chứng, chứng thực nên bị vô hiệu do không tuân thủ về mặt hình thức.

Tuy nhiên, Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Như vậy, giấy mua bán nhà đất viết tay không có công chứng, chứng thực sẽ bị vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Tuy nhiên, nếu đã thực hiện ít nhất ⅔ nghĩa vụ trong giao dịch thì người dân có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng mà không cần thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Đặt cọc bằng giấy viết tay có hợp pháp không?

Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Pháp luật hiện hành không bắt buộc hợp đồng đặt cọc phải được thực hiện bằng hình thức nào. Do đó, các bên hoàn toàn có thể đặt cọc bằng giấy viết tay. Đồng thời, Bộ luật Dân sự 2015 cũng không yêu cầu hợp đồng đặt cọc bắt buộc công chứng hoặc chứng thực. 

Như vậy, có thể đặt cọc bằng giấy viết tay.

Xem thêm Trường hợp nào viên chức vi phạm nhưng chưa bị kỷ luật

Giấy vay tiền viết tay thì có hiệu lực pháp lý không?

Bên cạnh các giao dịch về nhà đất thường viết tay thì giao dịch về vay nợ tiền cũng được nhiều người viết tay. Tuy nhiên có nhiều người lại lo sợ giấy vay tiền viết tay sẽ có nhiêu rủi ro pháp lý nếu một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận. Vậy, giấy vay tiền viết tay thì có hiệu lực pháp lý không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Căn cứ Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 về giao dịch dân sự được quy định: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Bên cạnh đó, tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hình thức của giao dịch dân sự như sau:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Như vậy, việc vay tiền bằng giấy viết tay được xem là một giao dịch dân sự, thể hiện bằng hình thức văn bản có thể được viết tay. Giấy vay tiền viết tay làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch vay tiền.

Trên đây là giải đáp của Hỏi đáp luật về “giấy tờ viết tay có hợp pháp không“. Hy vọng hữu ích cho bạn trong cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Giấy ủy quyền viết tay có hợp pháp không?

Tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự quy định về hình thức của giao dịch dân sự như sau:
Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”
Do đó, khi các bên sử dụng Giấy ủy quyền thì hoàn toàn có thể viết tay. Giấy ủy quyền viết tay cần đáp ứng điều kiện có hiệu lực tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015:
– Người ủy quyền có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với công việc ủy quyền.
– Người ủy quyền hoàn toàn tự nguyện.
– Mục đích và nội dung của Giấy ủy quyền không vi phạm điều cấm của luật cũng không trái đạo đức, xã hội.
Như vậy, ủy quyền bằng giấy viết tay hoàn toàn hợp pháp nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện để Giấy ủy quyền có hiệu lực pháp luật.

Giấy bán xe viết tay có cần phải công chứng, chứng thực?

Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2020 quy định khi đi đăng ký xe, giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe gồm một trong các giấy tờ:
“2. Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hoá đơn, chứng từ tài chính (biên lai, phiếu thu) hoặc giấy tờ mua bán, cho, tặng xe (quyết định, hợp đồng, văn bản thừa kế) theo quy định của pháp luật;
b) Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.”

Theo đó, trường hợp hai cá nhân mua bán xe với nhau thì cần phải có giấy tờ mua bán có xác nhận công chứng của Văn phòng/Phòng công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã…
Như vậy, Giấy mua bán xe viết tay vẫn thực hiện công chứng, chứng thực theo quy định.

❓ Câu hỏi:Giấy tờ viết tay có hợp pháp không?
📰 Chủ đề:Giấy tờ viết tay
⏱ Thời gian đăng:17/10/2023
⏰ Ngày Cập nhật:17/10/2023
5/5 - (1 bình chọn)