Đất chuyên dùng là gì?
Theo Luật Đất Đai 2013, khái niệm “đất chuyên dùng” không được quy định cụ thể nhưng nó áp dụng cho một số mục đích đặc biệt trong nhóm đất phi nông nghiệp. Đất chuyên dùng bao gồm các mục đích như xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, hoạt động quốc phòng, an ninh, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, và các công cộng như đường giao thông, hệ thống cấp nước, điện, mạng truyền thông, các công trình văn hoá, giáo dục, y tế, công viên, v.v. Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2014, khái niệm này đã không còn được sử dụng và các loại đất đã được gộp vào nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật Đất Đai 2013.
Phân loại đất chuyên dùng
Các quy định không đưa ra khái niệm cụ thể về “đất chuyên dùng”. Thay vào đó, chúng chỉ liệt kê các loại đất thuộc phân nhóm này, gồm:
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp như đất xây dựng trụ sở tổ chức, cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao, khoa học, ngoại giao và các công trình sự nghiệp khác;
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, đất thương mại, dịch vụ, đất sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất gốm sứ;
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng như đất giao thông (bao gồm sân bay, cảng hàng không, cảng đường thủy nội địa, cảng biển), thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí, công trình năng lượng, bưu chính, viễn thông, chợ, bãi thải, xử lý chất thải và các công trình công cộng khác.
Quy định về đất chuyên dùng năm 2024
Quy định về đất chuyên dùng được cụ thể hóa như sau: Đất chuyên dùng không thể được sử dụng cho mục đích kinh doanh bất động sản hoặc để ở khi chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp hộ gia đình vi phạm bằng cách xây dựng nhà ở hoặc tiến hành giao dịch trái phép trên đất chuyên dụng chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng, sẽ có các xử lý như sau:
Nhà nước có thể thu hồi lại đất cho thuê theo quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai 2013. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai có thể bao gồm việc sử dụng đất không đúng mục đích đã được giao, vi phạm quyền sử dụng đất đã được công nhận, và đã bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến sử dụng đất không đúng mục đích.
Trường hợp khác, hộ gia đình có thể được cấp giấy phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất bởi cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, chủ đầu tư phải đóng một khoản tiền theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 11 của Thông tư 02/2014/TT-BXD.
Đối với nghĩa vụ khi sử dụng đất chuyên dùng, hộ gia đình phải tuân thủ các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Theo quy định chung tại Điều 166 và Điều 170 của Luật Đất đai.
- Cho thuê tài sản gắn liền với đất thuê theo quy định của pháp luật dân sự.
- Thừa kế hoặc tặng cho tài sản gắn liền với đất thuê, và tài sản này được Nhà nước tiếp tục cho thuê theo mục đích đã xác định.
- Bán tài sản gắn liền với đất thuê, và người mua được Nhà nước tiếp tục cho thuê theo mục đích đã xác định.
- Thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam hoặc các tổ chức kinh tế khác, hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện hành vi lấn chiếm đất đai
Mức bồi thường đất chuyên dùng được quy định như thế nào?
Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế đang thuê sử dụng đất nông nghiệp và đã trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nếu đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai, tổ chức kinh tế đó sẽ được bồi thường về đất. Mức bồi thường về đất sẽ được xác định dựa trên thời hạn còn lại của quyền sử dụng đất.
Nếu Nhà nước thu hồi đất đang cho tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính thuê, sử dụng đất nông nghiệp và đã trả tiền thuê đất hàng năm, tổ chức này sẽ không được bồi thường về đất. Tuy nhiên, tổ chức này có thể được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xóa đăng ký thế chấp (giải chấp) quyền sử dụng nhà đất
- Có bắt buộc phải đặt cọc khi thuê nhà không?
- Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai năm 2024
Câu hỏi thường gặp:
Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Nhà nước cho các cá nhân hay các hộ gia đình thuê khu đất chuyên dùng và sẽ thu thuế hàng năm. Các cá nhân, tổ chức có những quyền và nghĩa vụ khi sử dụng đất chuyên dùng như sau:
Có quyền cho thuê lại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình gắn với khu đất đã thuê theo quy định của pháp luật về dân sự.
Dược thừa kế, được tặng những tài sản do mình sở hữu cho người nhận khác gắn với khu đất đã thuê với mục đích đã được xác định trước.
Bán các tài sản thuộc sở hữu của mình gắn với đất thuê cho một cá nhân khác và được Nhà nước xác nhận mục đích và tiếp tục cho thuê.
Thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu của mình gắn liền với đất thuê cho một tổ chức hay cá nhân theo quy định của pháp luật (lưu ý là chỉ được thế chấp tại những tổ chức tín dụng được phép hoạt động, kinh doanh tại Việt Nam).
❓ Câu hỏi: | Quy định về đất chuyên dùng năm 2024 |
📰 Chủ đề: | Luật |
⏱ Thời gian đăng: | 21/06/2024 |
⏰ Ngày Cập nhật: | 21/06/2024 |