Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu năm 2024
Để trả lời cho câu hỏi về thời gian đăng ký nhãn hiệu, cần tham khảo quy định tại Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 về thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp:
1.1. Thẩm định hình thức
Đây là bước đầu tiên trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, nhằm kiểm tra hình thức và cách trình bày của các tài liệu trong đơn, cùng với việc kiểm tra tính pháp lý về chủ thể nộp đơn và hồ sơ hưởng quyền ưu tiên.
Thời gian: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
1.2. Công bố đơn hợp lệ
Bước này giúp chủ đơn theo dõi quá trình thẩm định đơn.
Thời gian: 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ sau khi thẩm định hình thức.
1.3. Thẩm định nội dung
Thẩm định nội dung nhằm kiểm tra chi tiết nhãn hiệu để đảm bảo không bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác, và đánh giá khả năng được cấp Văn bằng bảo hộ.
Thời gian: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Như vậy, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu từ lúc nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật là 12 tháng.
Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài lên tới 18 – 24 tháng do các lý do khách quan như:
- Số lượng đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ ngày càng tăng, kéo dài thời gian thẩm định đơn.
- Đơn đăng ký thường bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung do hồ sơ, tài liệu có sai sót về hình thức.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn bao lâu?
Theo Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (có hiệu lực từ 01/01/2023), quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:
Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số các ngày sau:
a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư và Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấp nhận bảo hộ đối với nhãn hiệu trong đăng ký quốc tế đó hoặc kể từ ngày tiếp theo ngày kết thúc thời hạn mười hai tháng tính từ ngày Văn phòng quốc tế ra thông báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu đó chỉ định Việt Nam, tùy theo thời điểm nào sớm hơn. Thời hạn hiệu lực của đăng ký quốc tế nhãn hiệu được tính theo quy định của Nghị định thư và Thỏa ước Madrid.
Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp có chỉ định Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấp nhận bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp trong đăng ký quốc tế đó hoặc kể từ ngày tiếp theo ngày kết thúc thời hạn sáu tháng tính từ ngày Văn phòng quốc tế công bố đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp đó, tùy theo thời điểm nào sớm hơn. Thời hạn hiệu lực của đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được tính theo quy định của Thỏa ước La Hay.
Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Ví dụ: Nhãn hiệu A nộp đơn đăng ký vào ngày 25/3/2009 và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký vào ngày 20/9/2011. Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu A là từ ngày 20/9/2011 đến hết ngày 25/3/2019.
Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được gia hạn khi nào?
Việc gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được thực hiện theo các quy định sau:
Theo khoản 2 Điều 94 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi điểm đ khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (có hiệu lực từ 01/01/2023), quy định về việc duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ như sau:
Để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực.
Trước đây, tại khoản 2 Điều 94 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cũng quy định về gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, nhưng chỉ yêu cầu chủ văn bằng bảo hộ nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.
Như vậy, để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp phí và lệ phí gia hạn.
Theo khoản 20.4 Điều 20 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi điểm d khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN), thời điểm tiến hành gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định như sau:
Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ:
- Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp không được gia hạn.
- Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được gia hạn nhiều nhất 02 lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm.
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ.
Thủ tục gia hạn hiệu lực:
- Trong vòng 06 tháng tính đến ngày Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ đơn yêu cầu gia hạn và các loại phí liên quan.
- Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực. Trong trường hợp này, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn hiệu lực muộn cho mỗi tháng nộp muộn.
Như vậy, trong thời hạn 06 tháng trước khi hết thời hạn bảo hộ, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cần thực hiện thủ tục gia hạn để đảm bảo quyền lợi của mình.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục chấm dứt việc nhận nuôi con nuôi năm 2024
- Tại sao phải bảo hộ nhãn hiệu độc quyền?
- Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định thì giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Do đó, thời hạn hiệu lực tối đa của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho mỗi lần gia hạn là 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
Theo quy định về duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ thì để gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.
Do đó, điều kiện để gia hạn liên tục Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là nộp phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực.
❓ Câu hỏi: | Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu năm 2024 |
📰 Chủ đề: | Luật |
⏱ Thời gian đăng: | 18/07/2024 |
⏰ Ngày Cập nhật: | 18/07/2024 |