Trường hợp nào là đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động?
Hiện nay, khi sử dụng lao động, các bên công ty, doanh nghiệp thường ký kết với nhân viên của mình thông qua hợp đồng lao động bằng văn bản. Trong một số trường hợp, hợp đồng này sẽ đương nhiên chấm dứt hiệu lực tùy theo thỏa thuận của các bên. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định hiện hành, Trường hợp nào là đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, Bộ luật lao động 2019 có đề cập về vấn đề này theo quy định tại Điều 34 cụ thể như sau:
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động gồm:
Một là, hợp đồng lao động sẽ đương nhiên chấm dứt khi hết thời hạn theo quy định.
Hai là, hợp đồng lao động sẽ chấm dứt khi người lao động đã hoàn thiện công việc của mình theo hợp đồng. Thường đây là những hợp đồng khoán.
Ba là, nếu xảy ra các trường hợp đã được thỏa thuận từ trước thì hợp đồng lao động sẽ đương nhiên chấm dứt.
Bốn là, khi người lao động đang trong quá trình làm việc mà phạm tội, bị kết án phạt tù mà không phải án treo.
Năm là, hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài sẽ đương nhiên chấm dứt nếu người này bị trục xuất. Lý do trục xuất có thể là do bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sáu là, trường hợp người lao động không may qua đời hoặc mất tích có bản án của tòa.
Bảy là, trường hợp người sử dụng lao động bị chết hoặc chấm dứt hoạt động.
Tám là, hợp đồng lao động sẽ đương nhiên chấm dứt nếu người lao động bị sa thải.
Chín là, các trường hợp người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Mười là, trường hợp người lao động bị cho thôi việc.
Mười một, giấy phép lao động của lao đọng nước ngoài hết hiệu lực.
Mười hai, trường hợp thử việc mà không đạt yêu cầu.
Có thể thấy, theo quy định của pháp luật hiện nay, có rất nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến việc hợp đồng lao động sẽ đương nhiên chấm dứt hiệu lực. Do đó, người lao động và người sử dụng lao động cần nắm rõ các quy định pháp luật hiện hành để bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của mình.
Trách nhiệm của hai bên khi hợp đồng lao động chấm dứt là gì?
Anh N là nhân viên IT cho một công ty phân phối hàng hóa. Sắp tới, hợp đồng lao động của anh N với công ty sẽ chấm dứt vì hết hiệu lực hợp đồng. Do đó anh N băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định hiện hành, Trách nhiệm của hai bên khi hợp đồng lao động chấm dứt là gì, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Khi hợp đồng lao động chấm dứt thì đương nhiên, các bên có nghĩa vụ và trách nhiệm nhất định với đối phương được quy đinh cụ thể tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:
Thứ nhất, về trách nhiệm tài chính. Theo đó, bên phía người sử dụng lao động và người lao động có nghĩa vụ hoàn tất các nghĩa vụ tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mỗi bên trong vòng 14 ngày kể từ khi chấm dứt hợp đồng.
Riêng một số trường hợp, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tài chính sẽ được kéo dài thêm không quá 30 ngày nếu rơi vào các trường hợp:
+ Một là, trường hợp bên phía người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt, dừng lại hoạt động kinh doanh.
+ Hai là, trường hợp phía sử dụng lao động có phát sinh thay đổi cơ cấu.
+ Ba là trường hợp phía sử dụng lao động thực hiện các hoạt động như sáp nhập, chia tách, cho thuê, chuyển nhượng,…
+ Bốn là trường hợp bất khả kháng như hỏa hoạn, dịch bệnh,…
Thứ hai, trách nhiệm về tiền lương, các khoản bảo hiểm của người lao động trong trường hợp công ty bị chấm dứt hoạt động.
Thứ ba, các trách nhiệm của người sử dụng lao động liên quan đến vấn đề chốt sổ bảo hiểm xã hội, hoàn trả lại sổ và tờ rời cho người lao động. Đồng thời, cung cấp các giấy tờ khác chẳng hạn như quyết định thôi việc, các hóa đơn biên lai khác trong quá trình làm việc,…
>>>Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin hữu ích khác có thể giúp ích như Mẫu giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Nếu chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật người lao động có thể bị ảnh hưởng ra sao?
Chị M là nhân viên hành chính tại công ty D. Gần đây, trưởng phòng cũ của chị đã nghỉ việc nên công ty dã giao cho người mới lên thay. Tuy nhiên, chị M và lãnh đạo mới không hòa hợp với nhau, thường xuyên xảy ra cãi cọ nên chị M có ý định nghỉ việc. Chị M băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định hiện hành, Nếu chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật người lao động có thể bị ảnh hưởng ra sao, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Việc đơn phương chấm dứt gây ra nhiều ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người lao động.
Cụ thể, căn cứ theo quy định của Điều 40 Bộ luật lao động 2019, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ không được hưởng các quyền lợi về chế độ trợ cấp thôi việc.
Hơn nữa, khi chấm dứt hợp đồng trái luật, người lao động còn có thể phải bồi thường cho phía công ty một khoản tiền nhất định.
Theo quy định hiện nay có thể phải bồi thường nửa tháng lương và cộng thêm số ngày không báo trước với công ty về việc nghỉ việc.
Ngoài ra, người lao động còn phải trả lại cho công ty khi chấm dứt hợp đồng trái luật.
Tham khảo thêm:
- Thử việc có được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp không
- Năm 2024 làm sổ đỏ cho đất không có giấy tờ như thế nào?
- Cho vay tiền qua chuyển khoản có đòi được không?
Các câu hỏi thường gặp:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.