Nghỉ bù được hiểu như thế nào?
Căn cứ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, trong các trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần theo quy định thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. Ngoài ra nếu như ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp với ngày nghỉ lễ đó.
Như vậy, chế độ nghỉ bù của người lao động có hai dạng: nghỉ bù sau khi làm thêm giờ và nghỉ bù ngày lễ.
Theo đó, có thể hiểu đơn giản nghỉ bù là một chế độ nghỉ ngơi của người lao động, trong đó người lao động sẽ được nghỉ bù trong một khoảng thời gian nhất định sau khi làm thêm giờ hoặc trong trường hợp ngày nghỉ lễ trùng với ngày nghỉ hằng tuần.
Trường hợp nào người lao động được nghỉ bù?
Trong môi trường làm việc hiện nay, việc đảm bảo quyền lợi của người lao động là rất quan trọng. Một trong những quyền lợi thiết yếu mà người lao động cần nắm rõ là chế độ nghỉ bù. Theo nội dung quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, chỉ có một trường hợp duy nhất mà người lao động được nghỉ bù, được quy định tại khoản 3 Điều 111 như sau:
Nghỉ hằng tuần
Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, người lao động sẽ có quyền nghỉ bù nếu ngày nghỉ lễ hoặc Tết trùng với ngày nghỉ hằng tuần, và ngày nghỉ bù sẽ được dời vào các ngày làm việc trong tuần kế tiếp.
Trước đây, theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP, ngoài trường hợp này, người lao động cũng có quyền nghỉ bù sau mỗi đợt làm thêm tối đa 7 ngày liên tục trong tháng. Tuy nhiên, văn bản này đã hết hiệu lực từ ngày 01/02/2021 và không có quy định thay thế nào.
Xem ngay: Ngày nghỉ lễ tết lao động có được hưởng nguyên lương
Người lao động có bắt buộc phải đi làm ngày lễ không?
Căn cứ theo nội dung quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương trong các ngày lễ, Tết. Nếu người lao động phải làm việc trong các ngày này, thời gian làm việc sẽ được tính là làm thêm giờ theo quy định.
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, việc sử dụng lao động làm thêm giờ chỉ được phép khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải có sự đồng ý của người lao động.
- Số giờ làm thêm không vượt quá 50% thời gian làm việc bình thường trong một ngày; nếu theo tuần, tổng số giờ làm việc và làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày và không quá 40 giờ trong một tháng.
- Tổng số giờ làm thêm không vượt quá 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Do đó, người lao động không bắt buộc phải làm việc vào ngày lễ. Doanh nghiệp chỉ được phép yêu cầu làm thêm giờ nếu có sự đồng ý của người lao động.
Tuy nhiên, Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định một số trường hợp mà người lao động không thể từ chối làm thêm giờ, như thực hiện lệnh động viên bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, hoặc thực hiện các công việc khẩn cấp nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản trong các tình huống thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm. Trong những trường hợp này, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ mà không bị giới hạn về số giờ theo quy định tại Điều 107, và người lao động không được phép từ chối.
Mời bạn xem thêm:
- Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động theo quy định mới
- Thủ tục giải quyết hỗ trợ học nghề cho người lao động
- Người lao động bị tạm giam có bị chấm dứt hợp đồng lao động hay không?
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ Luật Lao động 2019 nếu tính cả lương khi nghỉ, người lao động đi làm vào 5 ngày Tết Nguyên đán sẽ được trả lương như sau:
Nếu làm việc vào ban ngày nhận ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường;
Còn làm việc vào ban đêm nhận ít nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường.
Căm cứ theo nội dung quy định Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
Tết Âm lịch: 05 ngày;
Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
❓ Câu hỏi: | Trường hợp nào người lao động được nghỉ bù? |
📰 Chủ đề: | Luật |
⏱ Thời gian đăng: | 03/10/2024 |
⏰ Ngày Cập nhật: | 03/10/2024 |