Quy định về việc sử dụng đất trong khu công nghiệp
Hiện nay, các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng được xây dựng phổ biến nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Đất trong khu công nghiệp là đất đặc thù nên việc sử dụng loại đất này cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định mà cơ quan nhà nước đề ra, cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc sử dụng đất trong khu công nghiệp phải đảm bảo đáp ứng các chính sách về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương;
Thứ hai, việc sử dụng đất trong khu công nghiệp của các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài phải thông qua hình thức nhà nước cho thuê;
Thứ ba, chỉ một số chủ thể nhất định mới được quyền được thuê lại đất trong khu công nghiệp bao gồm các dối tượng như cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam định cư ở nước ngoài,…
Thứ tư, việc sử dụng đất trong khu công nghiệp cần đảm bảo sử dụng đúng mục đích đã đăng ký.
>>>Xem thêm: loại đất nào không được cấp sổ đỏ
Thuê lại đất trong khu công nghiệp có được cấp sổ đỏ hay không?
Anh B muốn thuê lại một thửa đất trong khu công nghiệp để tiến hành các hoạt động phục vụ cho cong việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên anh B vẫn chưa nắm rõ các quy định hiện nay liên quan đến vấn đề cấp sổ đỏ khi thuê lại đất trong khu công nghiệp. Vậy theo quy định hiện hành, Thuê lại đất trong khu công nghiệp có được cấp sổ đỏ hay không, mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, người sử dụng đất hiện có thể thuê đất dưới hai hình thức như sau:
+ Một là thuê đất của nhà nước.
+ Hai là cho người khác thuê lại quyền sử dụng đất.
Khi Nhà nước cho thuê đất, người sử dụng đất đương nhiên sẽ được cấp sổ đỏ, sổ hồng tùy theo từng trường hợp. Tuy nhiên, việc cho thuê lại đất thì được quy định khác.
Theo pháp luật hiện hành, ngoài việc được Nhà nước cho thuê đất, người sử dụng đất có thể được thuê lại đất của các cá nhân, tổ chức khác. Hình thức cho thuê lại đất nằm trong khu công nghiệp được hiểu là việc cho người sử dụng đất khác thuê lại quyền sử dụng đất của mình.
Vì vậy, việc thuê đất này được phân loại là một giao dịch pháp luật dân sự dựa trên một hợp đồng dân sự cụ thể, đó là hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất.
Trong hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất này, các bên có quyền thỏa thuận về nội dung hợp đồng nhưng không được vi phạm đạo đức xã hội hoặc pháp luật Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, trong trường hợp này, người sử dụng đất cho người sử dụng đất khác thuê lại quyền sử dụng đất thì phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đối với nhà ở của mình hoặc tài sản khác gắn liền với đất thì không được cấp.
Tuy nhiên, luật cũng quy định những trường hợp đặc biệt về việc cho thuê lại quyền sử dụng đất theo Sổ đỏ đã được công bố.
Dựa theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 43/2014, người sử dụng đất được thuê đất của nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, sản xuất, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao.
Trong trường hợp cho thuê lại, chỉ ở đặc khu kinh tế thì người thuê đất mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác liên quan đến đất.
Nói tóm lại, khi người dân thuê đất của nhà đầu tư để xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất,… quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác thì vẫn có thể được cấp sổ đỏ theo quy định.
Thuê lại đất trong khu công nghiệp thì cần làm thủ tục gì để được cấp sổ đỏ?
Gần đây, anh N được nhà nước cho thuê lại đất trong khu công nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh. Xét thấy khu đất của mình đủ điều kiện cấp sổ đỏ nên anh N muốn làm thủ tục xin cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, anh N vẫn chưa rõ cách thức xin cấp sổ khi thuê lại đất trong khu công nghiệp thực hiện như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé:
Như đã phân tích ở nội dung trên, quý bạn đọc khi đủ điều kiện thì có thể làm thủ tục xin cấp sổ khi thuê lại đất trong khu công nghiệp như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Để được cấp sổ đỏ, cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
+ Thứ nhất, mẫu đơn xin cấp sổ đỏ theo chuẩn mẫu quy định;
+ Thứ hai, các biên lai, hóa đơn đã nộp các khoản phí cần thiết để được cấp sổ;
+ Trường hợp được miễn các khoản thuế phí thì cần cung cấp các bằng chứng liên quan;
+ Thứ ba, cung cấp hợp đồng thuê lại đất trong khu công nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Cá nhân, tổ chức sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu thì tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là nộp tại:
+ Chi nhánh văn phòng Đăng ký biến động đất đai các cấp nơi có đất; hoặc
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Bước 3: Xử lý hồ sơ và trả kết quả
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ sẽ tiến hành đối chiếu xác minh giấy tờ. Quá trình này sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để xử lý.
Những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Thuê lại đất trong khu công nghiệp có được cấp sổ đỏ” đã được Hoidapluat giải đáp. Hi vọng sẽ đem lại hữu ích cho quý độc giả.
Tham khảo thêm:
- Mẫu giấy phép xử lý chất thải nguy hại đúng quy định
- Download Mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản nhất
- Download Mẫu đơn ngừng kinh doanh hộ cá thể chuẩn quy định
Các câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 36 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP thì thời hạn sử dụng đất khu công nghiệp được xác định theo thời hạn của dự án đầu tư.
Trong trường hợp dự án đầu tư có thời hạn dài hơn so với thời hạn sử dụng đất còn lại của khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp cũng như làng nghề thì doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh về thời hạn sử dụng đất để phù hợp với tổng thời hạn sử dụng đất không quá 70 năm. Bên cạnh đó, sau khi xin cấp phép thì doanh nghiệp đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ tài chính là nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất đối với phần diện tích đất được gia hạn thời gian sử dụng.
Theo điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân (CMND), khi thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải đổi CMND. Nếu đổi hộ khẩu ngay trong cùng tỉnh thì không cần đổi thẻ mới.
Tuy nhiên, nếu người dân đang dùng Căn cước công dân (CCCD) thì khi chuyển khẩu sang tỉnh khác không bắt buộc đi đổi Căn cước công dân mới (khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân).