Download Mẫu hợp đồng ngoại thương chuẩn quy định

Hương Giang, Thứ năm, 28/12/2023 - 10:41
Trong bối cảnh hiện nay thì việc giao thương mua bán đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển nền kinh tế nói chung. Các thương nhân khi đàm phàn, thương thảo với nhau mà đi đến thống nhất thì sẽ lập bản hợp đồng ngoại thương nhằm ghi nhận cam kết này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách soạn thảo mẫu hợp đồng ngoại thương sao cho hợp pháp. Sau đây, Hoidapluat sẽ làm rõ vấn đề này qua bài viết sau nhé.

Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương là giấy tờ pháp lý quan trọng không thể thiếu khi các bên thương nhân tham gia giao kết việc kinh doanh mua bán với nhau. Do đó, việc soạn thảo hợp đồng cần phải hết sức cẩn trọng từng câu chữ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, cách soạn thảo mẫu hợp đồng ngoại thương như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Trước tiên, các bên cần nêu rõ thông tin cơ bản của bên bán và bên mua trong hợp đồng. Cụ thể các thông tin cần liệt kê gồm:

+ Tên thương nhân;

+ Mã số thuế là bao nhiêu;

+ Đại diện của thương nhân;

+ Địa điểm đặt trụ sở kinh doanh;

+ Số tài khoản ngân hàng

Tiếp theo, đến phần nội dung hợp đồng cũng chính là phần quan trọng nhất, tại phần này các bên cần nêu rõ các thỏa thuận liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của các bên:

+ Thứ nhất, cần có phần định nghĩa các khái niệm liên quan trong hợp đồng.

+ Thứ hai, cần trình bày rõ phạm vi hợp đồng mà hai bên ký kết, nêu cụ thể trách nhiệm của các bên.

+ Thứ ba, nêu rõ giá trị hợp đồng mà hai bên thương lượng ký kết là bao nhiêu, giá vật tư thiết bị;

+ Thứ tư, nêu rõ điều kiện giao hàng, cảng đến cảng đi, thời gian giao hàng hóa chính xác là vào ngày tháng năm nào.

+ Thứ năm, về vấn đề thanh toán cần nêu rõ phương thức bên mua thanh toán là gì, bên mua sẽ trả một lần hay trả nhiều lần, bên mua sẽ trả trước hay trả sau khi nhận hàng,…

+ Thứ sáu, trong hợp đồng cần đề cập đến vấn đề kiểm tra hàng hoá, nghĩa vụ kiểm tra hàng hoá thuộc về bên bán hay bên mua, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá là khi nào,…

+ Thứ bảy, nếu có thuê đơn vị vận chuyển hàng hóa thì cũng cần nêu rõ nghĩa vụ của các bên khi bàn giao cho bên thứ ba, nếu chẳng may xảy ra rủi ro thì ai phải chịu trách nhiệm bồi thường,…

Cuối hợp đồng, các bên cần ký và ghi rõ họ tên của mình, đóng dấu vào cuối hợp đồng.

>>>Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các thông tin khác như Mẫu bản cam kết bảo lãnh dân sự.

Mẫu hợp đồng ngoại thương
Mẫu hợp đồng ngoại thương

Lưu ý khi soạn thảo mẫu hợp đồng ngoại thương

Sắp tới, doanh nghiệp F sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương với doanh nghiệp P về vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa. Vì đây là hợp đồng lớn nên doanh nghiệp F rất cẩn trọng trong quá trình soạn hợp đồng. Khi đó, để soạn thảo mẫu hợp đồng ngoại thương chuẩn quy định thì cần lưu ý những vấn đề sau đây:

+ Trong hợp đồng, các vấn đề càng nêu chi tiết thì sau này khi xảy ra tranh chấp càng dễ có căn cứ để xử lý sai phạm. Do đó, bên mua và bên bán cần lưu ý ghi đầy đủ các nội dung liên quan đến hàng hóa giao dịch, giá cả, hình thức thanh toán, các vấn đề liên quan đến vận chuyển,…

+ Thực tế, những vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa thường rất khó giải quyết vì có liên quan đến bên thứ ba là bên vận chuyển, do đó, các bên phải thỏa thuận rõ thời điểm chuyển giao rủi ro đối vớ hàng hóa chính xác là khi nào.

+ Các bên nếu sử dụng các thuật ngữ mang tính chuyên môn trong hợp đồng thì nên có phần định nghĩa rõ ràng các thuật ngữ đó để tránh một trong các bên hiểu không đúng hoặc hiểu không đồng nhất với nhau, dẫn đến sai phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng.

+ Cuối cùng, vấn đề bảo hành hàng hóa là vấn đề cũng quan trọng không kém nhằm góp phần đảm bảo quyền lợi cho bên mua trong quá trình sử dụng hàng hóa.

Do đó, khi soạn thảo hợp đồng, cần lưu ý nêu rõ các vấn đề này trong hợp đồng càng chi tiết càng tốt để các bên có thể căn cứ vào đó mà thực thi.

Vấn đề “Mẫu hợp đồng ngoại thương” đã được chúng tôi giải đáp thắc mắc ở bên trên.

Tham khảo thêm:

Các câu hỏi thường gặp:

Hoạt động quản lý ngoại thương của nhà nước được dựa trên nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 4 Luật Quản lý Ngoại thương 2017 quy định về nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại ngoại thương như sau:
– Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Bảo đảm minh bạch, công khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, gắn với quản lý nhập khẩu.
– Bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia trong hoạt động ngoại thương theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chủ thể của hợp đồng ngoại thương là ai?

Chủ thể của hợp đồng: là người bán và người mua; họ có thể là thể nhân, pháp nhân và trong trường hợp đặc biệt có thể là Nhà nước

5/5 - (1 bình chọn)