Quân tịch là gì?
Quân tịch là một danh hiệu chỉ chức danh của một quân nhân tại ngũ được ghi nhận trong danh sách quân nhân. Chức danh này bao gồm các quyền lợi, nghĩa vụ được luật pháp, các điều lệnh và điều lệ quân đội, các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước quy định.
Tước quân tịch là gì?
Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có định nghĩa cụ thể về tước quân tịch. Tuy nhiên, có thể hiểu tước quân tịch (hay tước danh hiệu quân nhân) là một hình thức kỷ luật đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp, thông qua việc tước đi danh hiệu quân nhân.
Khi bị tước quân tịch, quân nhân sẽ bị xóa tên khỏi danh sách quân nhân, không còn tên trong hàng ngũ quân đội nhân dân Việt Nam và bị tước đi mọi quyền lợi và phúc lợi mà quân nhân và gia đình họ được hưởng từ danh hiệu quân nhân.
Tước quân tịch là hình thức kỷ luật cao nhất, được áp dụng khi quân nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định, nguyên tắc, hoặc đạo đức trong ngành quân đội. Các hành vi như tham nhũng, lạm dụng quyền lực, hoặc thực hiện các hành động không phù hợp với tư cách quân nhân có thể dẫn đến việc bị tước quân tịch.
Đây không phải là một biện pháp kỷ luật được áp dụng thường xuyên trong quân đội, mà chỉ được áp dụng trong các trường hợp nghiêm trọng và khẩn cấp nhằm duy trì tính kỷ luật và uy tín của quân đội. Việc quy định rõ ràng về tước quân tịch góp phần tăng cường tính minh bạch và công bằng trong quản lý và kỷ luật quân sự.
>>>Xem thêm: Cách tính lương hưu với sĩ quan quân đội
Trường hợp quân nhân bị tước quân tịch năm 2024
Theo Chương 2 của Thông tư 16/2020/TT-BQP, quy định về xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội, các trường hợp quân nhân bị tước quân tịch bao gồm:
- Chống mệnh lệnh (Điều 13): Không chấp hành mệnh lệnh hoặc không thực hiện nhiệm vụ khi được giao, chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và thuộc các trường hợp:
- Là chỉ huy hoặc sĩ quan.
- Lôi kéo người khác tham gia.
- Trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
- Làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên (Điều 16): Sử dụng lời nói hoặc hành động xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể người chỉ huy hoặc cấp trên, thuộc các trường hợp:
- Là sĩ quan.
- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Lôi kéo người khác tham gia.
- Làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới (Điều 17): Người chỉ huy hoặc cấp trên xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể cấp dưới, thuộc các trường hợp:
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Làm nhục, hành hung đồng đội (Điều 18): Sử dụng lời nói hoặc hành động xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể đồng đội, thuộc các trường hợp:
- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Lôi kéo người khác tham gia.
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
- Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
- Đào ngũ (Điều 20): Tự ý rời khỏi đơn vị quá 3 ngày (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng) hoặc quá 7 ngày (đối với hạ sĩ quan, binh sĩ) nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thuộc các trường hợp:
- Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng.
- Khi đang làm nhiệm vụ.
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
- Lôi kéo người khác tham gia.
- Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự (Điều 22): Vô ý làm lộ bí mật hoặc mất tài liệu bí mật quân sự, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thuộc các trường hợp:
- Đã được nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng không thực hiện nghiêm.
- Trong khu vực có tình hình an ninh chính trị bất ổn.
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
- Đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ.
- Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự (Điều 27): Quản lý, sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự sai quy định, gây mất an toàn, thuộc các trường hợp:
- Là chỉ huy hoặc sĩ quan.
- Là người có chuyên môn về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự.
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
- Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự (Điều 28): Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự, thuộc các trường hợp:
- Là chỉ huy hoặc sĩ quan.
- Trong chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu.
- Không có biện pháp tích cực ngăn chặn.
- Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm (Điều 29): Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thuộc các trường hợp:
- Là chỉ huy hoặc sĩ quan.
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
- Gây ảnh hưởng xấu đến đơn vị.
- Quấy nhiễu nhân dân (Điều 30): Có hành vi đòi hỏi, quấy nhiễu, gây phiền hà, cản trở sinh hoạt bình thường của nhân dân hoặc xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, tài sản của nhân dân, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thuộc các trường hợp:
- Là chỉ huy hoặc sĩ quan.
- Lôi kéo người khác tham gia.
- Trong khu vực có chiến sự hoặc tình trạng khẩn cấp.
- Gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội.
- Chiếm đoạt tài sản (Điều 33): Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tổ chức, công dân có giá trị dưới 2 triệu đồng, thuộc các trường hợp:
- Lôi kéo người khác tham gia.
- Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
- Sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 38): Sử dụng trái phép chất ma túy bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.
- Xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm khác (Điều 39): Các hành vi vi phạm khác có dấu hiệu tội phạm nhưng không đủ mức độ nguy hiểm để truy cứu trách nhiệm hình sự, thuộc các trường hợp:
- Là chỉ huy hoặc sĩ quan.
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
- Biết sẽ gây hậu quả nhưng không có biện pháp ngăn chặn.
- Xử lý kỷ luật đối với người vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên có tội và áp dụng hình phạt (Điều 40): Vi phạm pháp luật bị tòa tuyên án phạt tù và phải chấp hành hình phạt tại trại giam.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin xác nhận mối quan hệ nhân thân diễn ra thế nào?
- Quy trình xử lý quân nhân đào ngũ như thế nào?
- Quy định về tuổi nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp
Câu hỏi thường gặp:
Các hình thức kỷ luật đối với quân nhân có hành vi vắng mặt trái phép mà không được phép của người chỉ huy có thẩm quyền như sau:
(1) Người nào vắng mặt trái phép thì bị kỷ luật khiển trách.
(2) Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan.
Là chỉ huy;
Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
Lôi kéo người khác tham gia;
Trong sẵn sàng chiến đấu;
Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
Đặc biệt, nếu tái phạm và đã bị xử lý kỷ luật hình thức cao nhất được quy định tại (2) thì bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.
Quyền công dân được hiểu là khả năng tự do lựa chọn các hành vi của công mà nhà nước phải đảm khi công dân có yêu cầu. Quyền công dân là quyền cơ bản của con người chính là các quyền cơ bản của con người. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013 thì các quyền công dân, quyền con người chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; quốc phòng, an ninh quốc gia.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật Bộ luật Hình sự quy định đối với người áp dụng hình phạt tù thì căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm mà hành vi phạm tội gây ra có thể áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền công dân.
Như vậy, từ những phân tích nêu trên cho thấy rằng bị tước quân tịch không mất quyền công dân.
❓ Câu hỏi: | Trường hợp quân nhân bị tước quân tịch năm 2024 |
📰 Chủ đề: | Luật |
⏱ Thời gian đăng: | 19/06/2024 |
⏰ Ngày Cập nhật: | 19/06/2024 |