Sử dụng đèn pha sao cho đúng luật?
Đèn pha là một loại đèn chiếu sáng ở tầm xa, có độ sáng mạnh hơn so với các loại bóng đèn thông thường. Đèn pha chỉ đem lại lợi ích nếu sử dụng đúng quy cách, trường hợp sử dụng đèn pha không đúng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho người đi đường. Vậy cụ thể chúng ta nên sử dụng đèn pha sao cho đúng luật, mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nhé:
Thứ nhất, người tham gia giao thông không được bật đèn pha khi tránh xe ngược chiều. Nội dung này được quy định tại điều 17 Luật giao thông đường bộ.
Cụ thể, khi tham gia lưu thông trên đường hai chiều mà không có làn phân chia, Người tham gia giao thông không được bật đèn pha chiếu xa để tránh xe cơ giới đi ngược chiều.
Việc làm này tìm ẩn nhiều rủi ro đối với người đi đường vì đền bị lóa sáng, dẫn đến tầm nhìn của người đi đường bị hạn chế, rất dễ dẫn đến các vụ va chạm xe.
Thứ hai, người tham gia giao thông không được sử dụng đèn ta trong đô thị và khu đông dân cư.
Vấn đề này được quy định tại khoản 12 Điều 8 Luật giao thông đường bộ.
Cụ thể trong khoảng thời gian từ 22.00 đêm đến 05.00 sáng, khi lưu thông trong đô thị và khu đông dân cư, người điều khiển phương tiện không được bấm còi, rú ga, sử dụng đèn chiếu xa hay còn gọi là đèn pha,…
Ngoại trừ các trường hợp là xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ chẳng hạn như xe chữa cháy, xe cấp cứu, xe cảnh sát,…
>>>Tham khảo: Mức phạt chạy xe quá tốc độ là bao nhiêu
Bật đèn pha sai quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đèn pha là một trong những ứng dụng hỗ trợ cho người đi đường rất tốt trong việc quan sát tầm nhìn xa. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp khi là người lưu thông trên đường bộ thông thường, nhiều người sử dụng đèn pha sai cách dẫn đến bị xử phạt.
Cụ thể theo quy định hiện hành, hành vi bật đèn pha sai quy định bị xử phạt bao nhiêu tiền, mời bạn đọc hãy cùng làm rõ nhé:
Theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, những đối tượng nào bật đèn ta sai quy định sẽ bị xử phạt tùy theo từng loại phương tiện cụ thể:
Thứ nhất, bị xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự mà bật đèn pha sai.
Thứ hai, bị xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự khác,…
Thứ ba, bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu điều khiển xe kéo xe máy kéo, xe máy chuyên dùng.
Xe ô tô có bắt buộc phải có đèn pha hay không?
Để tham gia giao thông an toàn thì việc trang bị nên pha trên chiếc xe của mình là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc không biết liệu xe ô tô có bắt buộc phải có đèn pha hay không, sau đây chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này:
Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe cơ giới khi tham gia lưu thông trên đường cần phải đảm bảo các điều kiện như sau:
Thứ nhất, xe cơ giới cần phải tuân thủ các điều kiện về an toàn kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, đảm bảo không gây hại đến môi trường.
Cụ thể, xe ô tô cần trang bị đầy đủ các hệ thống chuyển hướng, hệ thống hãm,…
Đồng thời, trang bị tay lái xe của ô tô ở bên trái, trang bị đầy đủ đèn chiếu sáng gần và xa, các loại điện khác chẳng hạn như đèn tín hiệu, đèn soi biển số,…
Như vậy, có thể thấy một trong những điều kiện để xe ô tô tham gia giao thông và đảm bảo tuân thủ các quy định về chất lượng, về kĩ thuật, đảm bảo an toàn cho môi trường thì cần phải có đèn pha. Hay nói cách khác việc trang bị đèn pha xe ô tô là bắt buộc để lưu thông trên đường.
Thắc mắc liên quan đến vấn đề “Bật đèn pha sai quy định bị phạt bao nhiêu tiền?“ đã được giải đáp.
Tham khảo thêm:
- Mẫu giấy phép xử lý chất thải nguy hại đúng quy định
- Download Mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản nhất
- Download Mẫu đơn ngừng kinh doanh hộ cá thể chuẩn quy định
Các câu hỏi thường gặp:
Người lái ô tô bật đèn pha trong đô thị, khu đông dân cư hay bật đèn pha khi tránh xe đi ngược chiều thì sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Nếu gây tại nạn giao thông thì người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Với hành vi không bật đèn xe khi trời tối, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối với ôtô: Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h ngày hôm trước đến 05h ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng.
Đối với xe máy: Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h ngày hôm trước đến 05h ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.