Có bắt buộc phải làm thủ tục chuyển khẩu khi về nhà chồng?
Các cặp đôi sau khi xác lập mối quan hệ hôn nhân thì xét trên góc độ pháp lý sẽ phát sinh những quyền và nghĩa vụ khác nhau trong việc gìn giữ tổ ấm gia đình của mình. Căn cứ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, vợ chồng có nghĩa vụ tương trợ khi chung sống cùng nhau, yêu thương nhau, chung thủy, tôn trọng nhau. Đồng thời, vợ chồng có bổn phận quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau góp sức vun vén cho cuộc sống gia đình.
Vợ hoặc chồng có quyền tự do trong việc tham gia học tập, làm việc, tham gia các hoạt động văn hóa xã hội khác,… không ai có quyền ngăn cấm người còn lại.
Về vấn đề cư trú, theo phong tục tập quán của nước ta thì người vợ thường theo chồng sinh sống sau khi kết hôn. Nơi vợ chồng sinh sống có thể là nhà riêng của chồng hoặc là nhà chung với bố mẹ chồng. Pháp luật quy định việc lựa chọn nơi cư trú này của cặp vợ chồng sẽ không bị ràng buộc bởi các yếu tố bên ngoài.
Vì trường hợp vợ theo chồng sinh sống rất phổ biến trong xã hội hiện nay nên Bộ luật dân sự 2015 cũng ban hành những quy định liên quan đến vấn đề này.
Đặc biệt, Luật cư trú 2020 (Điều 14) cũng có đề cập về vấn đề này tương tự như Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, nơi cư trú của các cặp đôi là nơi mà họ thường xuyên lưu trú. Các cặp vợ chồng cũng có thể thỏa thuận về nơi cư trú khác, pháp luật không cấm.
Ngoài ra, Luật cư trú 2020 cũng đề cập rằng trong trường hợp vợ mà theo chồng về nhà sinh sống, nếu nơi đó không thuộc sở hữu của người vợ thì người vợ có thể đăng ký nhập hộ khẩu nếu được chủ nhà đồng ý.
Tóm lại, dù sinh sống ở bất cứ đâu thì nghĩa vụ chuyển khẩu về nhà chồng khi kết hôn là không bắt buộc đối với người vợ. Pháp luật cũng đã thừa nhận vấn đề này, trường hợp mà sau khi kết hôn, người vợ không chuyển khẩu vào nhà chồng thì cũng không được coi là hành vi vi phạm.
Chuyển khẩu về nhà chồng cần những giấy tờ gì?
Vào tháng 01/2024 sắp tới, chị A sẽ tổ chức kết hôn với anh H. Anh chị dự định sau khi kết hôn sẽ đến nhà của bố mẹ anh H để cùng nhau sinh sống. Do đó, chị A muốn làm thủ tục chuyển khẩu vào nhà chồng của mình nhưng chưa biết thủ tục này cần chuẩn bị những hồ sơ giấy tờ gì theo quy định hiện hành, quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung sau để được làm rõ nhé:
Chuyển khẩu về nhà chồng là thủ tục được thực hiện phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về hồ sơ thủ tục liên quan.
Cụ thể, trong tình huống nêu trên, hồ sơ làm thủ tục chuyển khẩu vào nhà chồng thì cũng gần giống như hồ sơ làm thủ tục chuyển khẩu thông thường. Cụ thể, các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:
Thứ nhất, người làm thủ tục cần chuẩn bị tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo quy định.
Độc giả có thể tra cứu và tải về mẫu đơn này trên mạng. Tuy nhiên cần lưu ý tải về mẫu văn bản chính thống để điền chính xác các thông tin của mình vào đơn.
Thứ hai, cần chẩn bị các giấy tờ tài liệu có giá trị chứng minh quan hệ vợ chồng của hai người.
Các giấy tờ này có thể là giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục kết hôn,… miễn là có giá trị chứng minh mối quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý.
Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng thực hiện thế nào?
Anh P và chị U dự tính sang năm sẽ kết hôn. Vì hai anh chị chưa đủ kinh tế để mua nhà riêng nên tạm thời, anh chị sẽ sang nhà bố mẹ anh P để sinh sống. Khi đó, chị U cần làm thủ tục chuyển khẩu với cơ quan nhà nước theo quy định. Vậy theo quy định hiện hành, thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng thực hiện ra sao, chúng ta hãy cùng làm rõ nhé:
Trước hết, như chúng tôi đã đề cập ở nội dung trên, người vợ muốn chuyển khẩu về nhà chồng sinh sống hay nói cách khác, người vợ muốn nhập khẩu vào chỗ ở mà không thuộc sở hữu của chị thì cần phải nhận được sự đồng ý của chủ hộ.
Tiếp đến, người vợ sẽ đến giai đoạn tiến hành thủ tục chuyển khẩu vào nhà chồng. Cụ thể thủ tục này trải qua các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển khẩu
Cần chuẩn bị những giấy tờ như chúng tôi đã đề cập ở nội dung trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan công an các cấp, thông thường là cơ quan công an xã, phường.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ công an sẽ tiếp nhận hồ sơ của người dân để tiến hành xử lý.
Khi phát hiện hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung trong thời hạn quy định.
Bước 4: Trả kết quả
Thông thường, thời gian thực hiện thủ tục này kéo dài 07 ngày làm việc. Thời gian này tính từ thời điểm cơ quan tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Tham khảo thêm:
- Mẫu giấy phép xử lý chất thải nguy hại đúng quy định
- Download Mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản nhất
- Download Mẫu đơn ngừng kinh doanh hộ cá thể chuẩn quy định
Các câu hỏi thường gặp:
Theo quy định khoản 3 Điều 22 của Luật Cư trú thì thời hạn này là 07 ngày, kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ.
Theo điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân (CMND), khi thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải đổi CMND. Nếu đổi hộ khẩu ngay trong cùng tỉnh thì không cần đổi thẻ mới.
Tuy nhiên, nếu người dân đang dùng Căn cước công dân (CCCD) thì khi chuyển khẩu sang tỉnh khác không bắt buộc đi đổi Căn cước công dân mới (khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân).